Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Videos [Dipa Ma – Cuộc Đời & Di Huấn] 09. Phần 2 – Con Đường Chuyển Hóa – Bạn Phóng Trong Đời Thường Ra Sao

Videos [Dipa Ma - Cuộc Đời & Di Huấn] 09. Phần 2 - Con Đường Chuyển Hóa - Bạn Phóng Trong Đời Thường Ra Sao

https://www.youtube.com/watch?v=G9qz_uap_mg&

Link videos trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=G9qz_uap_mg&
Link toàn bộ Playlist cuốn sách: https://www.youtube.com/playlist?list=PLQac44oRjtcUj2XCwWZYunhi52o-y9Ycz

Link kênh videos trên Youtube: https://youtube.com/c/THERAVADAVN

BỘ VIDEOS CUỐN DIPA MA - CUỘC ĐỜI & DI HUẤN

[yotuwp type="playlist" id="PLQac44oRjtcUj2XCwWZYunhi52o-y9Ycz" ]



source https://theravada.vn/videos-dipa-ma-cuoc-doi-di-huan-09-phan-2-con-duong-chuyen-hoa-ban-phong-trong-doi-thuong-ra-sao/

Videos [Dipa Ma – Cuộc Đời & Di Huấn] 08. Phần 2- Con Đường Chuyển Hóa – Giải Thoát Sâu Xa Nhất

Videos [Dipa Ma - Cuộc Đời & Di Huấn] 08. Phần 2- Con Đường Chuyển Hóa - Giải Thoát Sâu Xa Nhất

https://www.youtube.com/watch?v=TQ9oxrJ23dM&

Link videos trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=TQ9oxrJ23dM&
Link toàn bộ Playlist cuốn sách: https://www.youtube.com/playlist?list=PLQac44oRjtcUj2XCwWZYunhi52o-y9Ycz

Link kênh videos trên Youtube: https://youtube.com/c/THERAVADAVN

BỘ VIDEOS CUỐN DIPA MA - CUỘC ĐỜI & DI HUẤN

[yotuwp type="playlist" id="PLQac44oRjtcUj2XCwWZYunhi52o-y9Ycz" ]



source https://theravada.vn/videos-dipa-ma-cuoc-doi-di-huan-08-phan-2-con-duong-chuyen-hoa-giai-thoat-sau-xa-nhat/

Videos [Dipa Ma – Cuộc Đời & Di Huấn] 07. Phần 2 – Con Đường Chuyển Hóa – Thau Suốt Các Vọng Tưởng

Videos [Dipa Ma - Cuộc Đời & Di Huấn] 07. Phần 2 - Con Đường Chuyển Hóa - Thau Suốt Các Vọng Tưởng

https://www.youtube.com/watch?v=OCAIK77Aydk&

Link videos trên Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=OCAIK77Aydk&
Link toàn bộ Playlist cuốn sách: https://www.youtube.com/playlist?list=PLQac44oRjtcUj2XCwWZYunhi52o-y9Ycz

Link kênh videos trên Youtube: https://youtube.com/c/THERAVADAVN

BỘ VIDEOS CUỐN DIPA MA - CUỘC ĐỜI & DI HUẤN

[yotuwp type="playlist" id="PLQac44oRjtcUj2XCwWZYunhi52o-y9Ycz" ]



source https://theravada.vn/videos-dipa-ma-cuoc-doi-di-huan-07-phan-2-con-duong-chuyen-hoa-thau-suot-cac-vong-tuong/

PHẬT PHÁP CĂN BẢN PHẦN I – THỰC HÀNH THIỀN THA THỨ VÀ THIỀN TỪ ÁI

THỰC HÀNH THIỀN THA THỨ VÀ THIỀN TỪ ÁI

Khi hành Thiền Tha Thứ, xin bạn chắp hai tay và đọc:

Vì lầm lạc và không minh mẫn nên tôi đã có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho người khác, cho chúng sinh khác. Xin tất cả mở rộng lòng từ bi và trí tuệ tha thứ cho tôi.

Tôi thành thật tha thứ cho tất cả những ai đã có hành động, lời nói và ý nghĩ sai lầm làm thiệt hại và gây ra đau khổ cho tôi.

Tôi thành thật tha thứ cho chính tôi và nguyện từ nay về sau làm lành, lánh dữ, giữ tâm trong sạch.

Bạn nên đọc các câu trên từ năm đến mười lần trước khi hành Thiền Từ Ái hay Niệm Tâm Từ.

Ngay sau Thiền Tha Thứ, bạn có thể hành Thiền Từ Ái như sau:

  1. Rải tâm từ qua từng hạng người:

Khi hành Thiền Từ Ái theo cách này, bạn có thể niệm thầm trong tâm vào khoảng mười lần những câu sau đây:

Nguyện cho tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho thầy tổ tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho cha mẹ tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ,có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho những người trong gia đình tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho thân bằng quyến thuộc tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho bạn bè tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho những người cùng sở làm với tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả thiền sinh tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho những người không quen biết tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho những người không có thiện cảm với tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự an vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng; hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được an vui; tất cả chúng sinh đang đau khổ, xin cho dứt khổ, đang kinh sợ, xin cho hết kinh sợ, đang thương tiếc, xin cho hết thương tiếc.

  1. Rải tâm từ đến chúng sinh theo nơi chốn:

Khi hành Thiền Từ Ái theo cách này, bạn có thể niệm thầm trong tâm vào khoảng mười lần những câu sau đây:

Nguyện cho tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh trong nhà này tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh trong khu vực này tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh trong thành phố này tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh trong tiểu bang này tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh trong nước này tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh trên thế giới thân tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh trong vũ trụ tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại.

Nguyện cho tất cả chúng sinh đừng có oan trái lẫn nhau, hãy cho được sự an vui, đừng có khổ, đừng làm hại lẫn nhau, đừng hẹp lượng; hãy cho được sống lâu, đừng có bệnh hoạn, hãy cho được thành tựu đầy đủ, hãy giữ mình cho được an vui; tất cả chúng sinh đang đau khổ, xin cho dứt khổ, đang kinh sợ, xin cho hết kinh sợ, đang thương tiếc, xin cho hết thương tiếc.

Sau khi hành thiền tha thứ và thiền từ ái các bạn hành Thiền Minh Sát.



source https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-phan-i-thuc-hanh-thien-tha-thu-va-thien-tu-ai/

PHẬT PHÁP CĂN BẢN PHẦN I – THIỀN TỪ ÁI (NIỆN TÂM TỪ)

THIỀN TỪ ÁI (NIỆN TÂM TỪ)

Tâm từ (metta) là một trong bốn đề mục của Tứ Vô Lượng Tâm hay phạm trú (Brahma- vihara: nơi trú ngụ của các bậc phạm thiên). Thiền từ ái được giải thích và hướng dẫn kỹ càng trong sách Visudhimagga (Thanh Tịnh Đạo). Người nào muốn hành thiền từ ái một cách nghiêm túc cần phải theo đúng những lời chỉ dẫn trong sách này. Phần thực hành ghi lại ở đây là để bổ túc cho các thiền sinh hành Thiền Minh Sát. Trong khi hành Thiền Minh Sát, thiền sinh cần dành thì giờ mỗi ngày (khoảng 30 phút) để thực hành bốn pháp hỗ trợ. Niệm tâm từ là một trong bốn pháp hỗ trợ đó. Ba pháp kia là: Niệm Ân Đức Phật, Niệm Cơ Thể Ô Trược, và Niệm Sự Chết

Lòng từ ái có thể ví như một lọai dầu nhớt chế vào máy giúp máy chạy trơn tru. Không ai muốn lái một chiếc xe đã hết dầu nhớt vì sợ xe hư, thế mà ít ai nhớ châm thêm dầu nhớt từ ái trong sự liên hệ với mọi người; thảo nào có rất nhiều sự bế tắt, nhiều trục trặc trong sự liên hệ với nhau. Nếu người ta chịu châm một ít dầu nhớt từ ái vào sự liên hệ giữa người với người thì biết bao sự tắt nghẹn, bế tắt được giảm thiểu; biết bao nỗi giận hờn, ghen ghét thù hận, ác ý, ganh tỵ sẽ vắng mặt trên thế gian.

Thực hành Thiền Từ Ái sẽ đem lại cho ta mười một lợi ích sau đây, như Đức Phật đã dạy:

  1. Ngủ an lành.
  2. Không gặp ác mộng.
  3. Thức dậy an lành.
  4. Được mọi người thương mến.
  5. Được phi nhân thương mến.
  6. Được Chư Thiên bảo vệ.
  7. Lửa, thuốc độc, và vũ khí không làm hại.
  8. Dễ tập trung tâm ý.
  9. Mặt mày trong sáng dễ mến.
  10. Không bối rối trong lúc chết.
  11. Nếu tâm từ được phát triển cao hơn thì được tái sinh về cõi Phạm Thiên.

Muốn hưởng được lợi ích trên, chúng ta phải thực hành Thiền Từ Ái.

Từ ái là một loại tình thương, lòng thành thật mong muốn tất cả chúng sinh được an vui hạnh phúc. Lòng từ ái chẳng dính dấp gì đến sự luyến ái, dính mắc vào riêng một cá nhân nào. Ðó là một tình thương thật trong sạch, một sự ước mong thành thật cho chính mình và cho người khác. Khi lòng từ ái chân thành tràn ngập tâm bạn, bạn cảm thấy an bình và tĩnh lặng, nguồn an lạc thanh tịnh này sẽ tuôn tràn đến những người mà bạn hướng tâm đến. Khi bạn hướng lòng từ ái này đến tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh sẽ được thấm nhuần lòng từ ái của bạn. Tư tưởng từ ái này cũng sẽ tạo một bầu không khí thân thiện, an lành giữa mọi người, khiến cho sự liên hệ giữa mọi người được hài hòa, thoải mái.

Khi thực hành Thiền Từ Ái, bạn khởi đầu rải tâm từ cho chính mình, bạn mong ước cho chính mình được an vui hạnh phúc. Khi đọc thầm câu: "nguyện cho tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại" không có nghĩa là bạn ích kỷ, bởi vì muốn rải tâm từ ái đến người khác thì trước tiên bạn phải có tư tưởng từ ái với chính mình.

Khi rải tâm từ ái cho chính mình bạn cũng lấy mình làm ví dụ điển hình. Ðiều này có nghĩa là bạn nói: "nguyện cho tôi tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại" thì đồng thời bạn cũng liên tưởng rằng: "ta muốn có tràn đầy tình thương, khoan dung, tha thứ, muốn có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại" thì người khác cũng có mong cầu như ta vậy, lấy bụng ta suy ra bụng người ta cũng cầu mong cho "người khác có đầy đủ sức khỏe, bình an, hạnh phúc, thân không tật bệnh, tâm không phiền não, hàng ngày an vui, không gặp chướng ngại" như ta vậy.

Sau khi rải tâm từ cho chính mình, bạn rải tâm từ đến cho tất cả chúng sinh. Sở dĩ bạn phải rải tâm từ cho mình trước bởi vì nếu chính ta không đuợc an lạc tĩnh lặng thì làm sao có thể rải sự an lạc tĩng lặng đến cho người khác. Bởi vậy, trước khi rải tâm từ đến mọi người, mọi chúng sinh, bạn phải khởi động và vun bồi lòng từ ái này trong chính mình. Bạn có thể rải tâm từ bằng nhiều cách. Bạn có thể rải tâm từ đến tất cả chúng sinh căn cứ theo chỗ ở. Chúng sinh ở đây bao gồm cả súc vật, côn trùng v.v... Trước hết, bạn rải tâm từ đến tất cả chúng sinh trong nhà bạn. Tiếp theo đó bạn rải tâm từ đến tất cả chúng sinh trong khu vực bạn đang cư ngụ, trong thành phố, trong quận, trong tiểu bang, trong nước, trên thế giới, trong vũ trụ, và cuối cùng là rải tâm từ đến tất cả chúng sinh một cách tổng quát. Khi nói các câu trên, bạn hãy cố gắng hình dung ra những chúng sinh mà bạn hướng đến đang mạnh khoẻ, an lạc và hạnh phúc. Tư tưởng từ ái của bạn sẽ đến với họ và khiến họ thật sự mạnh khoẻ, an lạc và hạnh phúc. Việc hành Thiền Từ Ái kéo dài trong mười lăm phút. Bạn cũng có thể rải tâm từ ái đến từng hạng người: Thầy tổ, cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè, người không quen biết, người không có thiện cảm với mình và tất cả chúng sinh.



source https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-phan-i-thien-tu-ai-nien-tam-tu/

PHẬT PHÁP CĂN BẢN PHẦN I – THIỀN THA THỨ

THIỀN THA THỨ

Chúng ta hành Thiền Tha Thứ để loại bỏ mọi cảm giác hối hận và sân hận. Thiền Tha Thứ có ba phần: xin người khác tha thứ cho mình, tự mình tha thứ cho người khác, và chính mình tha thứ cho mình.

Trước khi muốn viết gì lên bảng đen, bạn phải chùi sạch bảng. Cũng vậy, trước khi tha thứ cho người khác và tha thứ cho chính mình, bạn phải được người khác tha thứ. Ðôi khi bạn làm một điều gì sai lầm đối với người nào, bạn cảm thấy ân hận. Ðặc biệt lúc hành thiền, bạn muốn giữ tâm trong sạch thanh tịnh nhưng những tư tưởng ăn năn hối tiếc này cứ lãng vãng trong tâm trí khiến cho việc hành thiền của bạn bị rối loạn. Do đó, điều trước tiên bạn phải xin người khác tha thứ cho bạn.

Sau đó, chính bạn phải tha thứ cho người khác về những lỗi lầm của họ. Có thể, có người nào đó làm điều gì sai lầm đối với bạn và làm bạn giận dữ, bực tức thì bạn cũng phải lọai bỏ những tư tưởng sân hận ấy đi để cho tâm trí được thảnh thơi. Bạn phải tha thứ cho mọi người, nếu không tha thứ thì bạn không thể hành thiền được; bởi vậy, Thiền Từ Ái và Thiền Tha Thứ đi liền với nhau, nếu bạn không thể tha thứ cho một người nào đó thì bạn không thể rải tâm từ tới họ được. Như vậy, điều thứ hai là bạn phải tha thứ cho mọi người

Một điều rất quan trọng nữa là bạn phải tha thứ cho chính mình. Ðôi khi bạn cảm thấy tha thứ cho mình là một điều khó khăn. Nếu bạn không thể tha thứ cho chính mình thì những tư tưởng sân hận, bực tức về chính mình sẽ quấy rối việc hành thiền của bạn. Bởi thế, điều thứ ba là trước khi hành thiền từ ái là bạn phải hành thiền tha thứ cho chính mình.

Như vậy, Thiền Tha Thứ là điều kiện tiên quyết để hành Thiền Từ Ái.



source https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-phan-i-thien-tha-thu/

PHẬT PHÁP CĂN BẢN PHẦN I – HƯỚNG DẪN HÀNH THIỀN

HƯỚNG DẪN HÀNH THIỀN

Muốn hành thiền, trước tiên bạn phải tìm một nơi thích hợp để giúp cho việc hành thiền của bạn được tốt đẹp. Nơi thích hợp là nơi yên tịnh. Bạn có thể tìm được nơi yên tịnh trong thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn hành thiền trong nhà, bạn phải tìm một nơi thích hợp cho việc định tâm của bạn, và mỗi khi hành thiền bạn nên đến đó. Bạn có thể tôn trí nơi hành thiền bằng một pho tượng hay ảnh Phật, đèn, hoa và thắp một nén nhang để hổ trợ cho việc hành thiền. Tuy nhiên, những thứ trên không phải là điều thiết yếu. Ðiều quan trọng là bạn phải có một nơi yên tịnh để hành thiền.

Bắt đầu hành thiền, bạn phải chọn một thế ngồi thoải mái thích hợp với bạn. Bạn có thể ngồi xếp bằng, lưng giữ thẳng. Nếu ngồi kiết già, hai chân tréo vào nhau, quá khó đối với bạn thì bạn có thể ngồi bán già, đặt chân này lên chân kia. Nếu ngồi bán già cũng còn khó khăn đối với bạn thì bạn có thể ngồi theo "lối Miến Ðiện" hay còn gọi là "lối dễ dàng", chân này đặt trước chân kia, hai chân rời ra mà không chồng lên nhau. Nếu vẫn còn thấy khó khăn, bạn có thể ngồi trên ghế hoặc trên băng dài. Bạn cũng có thể dùng gối đệm nếu muốn. Mặc dầu ngồi kiết già là tư thế lý tưởng, nhưng bạn phải quyết định chọn cho mình một tư thế thích hợp để có thể duy trì việc hành thiền một cách tốt đẹp nhất. Dầu ngồi ở tư thế nào đi nữa, điều quan trọng là phải giữ thân thể và lưng cho ngay thẳng.

Chúng ta sẽ nói đến ba loại thiền: Thiền Tha Thứ, Thiền Từ Ái (Niệm Tâm Từ) và Thiền Minh Sát.



source https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-phan-i-huong-dan-hanh-thien/

PHẬT PHÁP CĂN BẢN PHẦN I – LUẬT DUYÊN HỆ DUYÊN

LUẬT DUYÊN HỆ DUYÊN

Hôm nay, chúng ta đi đến phần thứ ba của Luật Nhân Quả. Luật Nhân Quả có ba phần: Trước tiên là Luật Nghiệp Báo, thứ hai là Luật Duyên Sinh, thứ ba là Luật Duyên Hệ Duyên. Hai Luật đầu chúng ta đã nghiên cứu rồi. Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna).

Paṭṭhāna có nghĩa là điều kiện, thāna có nghĩa là chỗ hay xứ, nhưng nghĩa rốt ráo của nó là đứng, “đứng” ở đây có nghĩa là: một chỗ mà những vật khác có thể đặt hay để lên đó hay “nền tảng”. Luật Paṭṭhāna hay Duyên Hệ Duyên giống như Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh. Đó là một “Luật Tự Nhiên”. Luật này không phải được sáng tạo ra bởi một người nào hay do Đức Phật sáng tạo ra. Luật này được ẩn tàng hay có sẵn ngay khi không có Đức Phật trên thế gian này. Khi một vị Phật xuất hiện trên thế gian, Ngài khám phá ra luật ẩn tàng đó. Sau khi khám phá ra luật này, Đức Phật làm hiển lộ hay dạy cho chúng sinh biết. Trong kinh điển có ghi một câu nói về Luật Duyên Sinh như sau:

“Dầu cho có Chư Phật ra đời hay không thì vẫn có những yếu tố này, những sự liên hệ của các yếu tố, những sự điều hòa các yếu tố, sự liên hệ lẫn nhau của các yếu tố”. Có nghĩa là Luật Duyên Sinh. Như vậy, dầu cho Chư Phật có ra đời hay không thì Luật Duyên Sinh vẫn có sẵn. Đức Phật ra đời khám phá ra Luật đó, xuyên thấu qua luật đó. Sau khi tìm ra xuyên thấu, hiểu biết trọn vẹn luật đó, Đức Phật tuyên bố, dạy luật đó cho toàn thể chúng sinh.

Giống như Luật Duyên Sinh, Luật Duyên Hệ Duyên cũng là luật thiên nhiên được Đức Phật khám phá ra, và sau khi khám phá ra Ngài làm hiển lộ bằng cách giảng giải cho chúng sinh biết. Luật Duyên Hệ Duyên là luật tinh vi, chi ly hơn hai Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh. Luật Nghiệp Báo chỉ giải thích nguyên nhân và áp dụng cho chúng sinh chứ không áp dụng cho các vật vô tri. Luật Duyên Sinh cũng áp dụng cho chúng sinh chứ không áp dụng cho các vật vô tri. Luật Duyên Hệ Duyên bao trùm cả chúng sinh và vật vô tri. Như vậy, luật Duyên Hệ Duyên còn giải thích Vật Chất này liên hệ đến Vật Chất kia như thế nào chứ không phải chỉ nói sự liên hệ giữa chúng sinh mà thôi.

Giống như Luật Nghiệp Báo và Luật Duyên Sinh, Luật Duyên Hệ Duyên giải thích sự liên hệ giữa các chúng sinh. Ngoài ra Luật Duyên Hệ Duyên còn giải thích Vật Chất và Tâm liên hệ với chúng sinh như thế nào?

Không những giải thích Vật Chất, mà Luật Duyên Hệ Duyên còn nói đến cách thức mà chúng liên hệ với nhau. Trong Luật Duyên Sinh, chúng ta chỉ biết một số hiện tượng này liên hệ hay chịu điều kiện của một số hiện tượng kia; nhưng Luật Duyên Sinh không chỉ cho chúng ta biết chúng liên hệ với nhau như thế nào? Theo cách nào? Theo đường lối nào? Trong khi luật Duyên Hệ Duyên giải thích cho biết chúng liên hệ nhau như thế nào. Như trước đây nhiều lần tôi đã nói: “Luật Duyên Sinh nói rằng: “Hai người này liên hệ nhau”, nhưng trong Luật Duyên Hệ Duyên nói: “Họ liên hệ với nhau như thế nào”. Liên hệ cha con, liên hệ anh em, liên hệ vợ chồng hay liên hệ bạn bè”. Như vậy, trong liên hệ Duyên Hệ Duyên người ta hay dùng chữ Paccaya Satti (Lực của Duyên). Chữ này chỉ có nghĩa đơn thuần là chúng liên hệ với nhau như thế nào? Như vậy, Luật Duyên Hệ Duyên không những giải thích hai sự vật liên hệ nhau mà còn giải thích chúng liên hệ với nhau như thế nào. Như vậy, Luật Duyên Hệ Duyên chỉ cho ta thấy nhiều điều thích thú và chi tiết trong phương pháp nghiên cứu hơn hai Luật Nghiệp Báo và Duyên Sinh.

Luật Duyên Hệ Duyên là một luật rất thâm sâu trong Abhidhamma (Vi Diệu Pháp). Về phương diện số lượng thì Paṭṭhāna là cuốn sách có số lượng đồ sộ trong Abhidhamma. Có bảy bộ sách trong Abhidhamma. Trong thời kỳ kết tập tam tạng lần thứ sáu, Bộ Abhidhamma được chia thành mười hai cuốn, và năm cuốn dày nhất thuộc về Paṭṭhāna. Trong khi đó bảy cuốn mỏng hơn nói đến sáu bộ sách kia. Như vậy về số lượng thì Paṭṭhāna có số lượng nhiều nhất trong Abhidhamma. Thêm vào đó Bộ Paṭṭhāna là bộ khó nhất, sâu xa nhất trong Vi Diệu Pháp.

Bốn tuần sau khi Đức Phật thành đạo, Đức Phật quán xét Abhidhamma. Sau khi Giác Ngộ, Đức Phật đã trải qua tám tuần dưới cây Bồ Đề và những vùng chung quanh cây Bồ Đề. Trong tám tuần này Đức Phật không giảng dạy cho ai cả. Suốt tuần thứ tư Đức Phật quán sát Vi Diệu Pháp. Có bảy bộ sách trong Vi Diệu Pháp, Ngài tuần tự quán sát từ bộ này đến bộ kia. Trong khi quán sát sáu bộ đầu tiên, không có chuyện gì đặc biệt xảy ra. Nhưng khi quán sát đến bộ thứ bảy về Luật Duyên Hệ Duyên thì hào quang sáu màu phát ra từ cơ thể Ngài, tỏa rộng đến tận cùng Thế Giới.

Đó là vì khi quán sát sáu bộ Abhidhamma đầu tiên trí tuệ siêu việt, trí tuệ Chánh Biến Tri của Ngài không đủ chỗ để hoạt động. Đối với chúng ta, ngay bộ Vi Diệu Pháp đầu tiên cũng đã thật thâm sâu, khó hiểu, nhưng đối với trí tuệ của Đức Phật những bộ đầu tiên này vẫn chưa thâm sâu. Bởi vậy, khi quán xét về sáu bộ đầu tiên này trí tuệ của Đức Phật chưa đủ chỗ để lưu chuyển. Nhưng khi Ngài xét đến bộ thứ bảy, Bộ Paṭṭhāna, thật thâm sâu, làm thỏa mãn sự hiểu biết nên trí tuệ siêu việt của Ngài đủ chỗ để hoạt động. Khi Đức Phật có thể quán sát tùy thích trên Paṭṭhāna, thì Ngài rất hoan hỉ. Khi Ngài hoan hỉ, hạnh phúc thì tâm Ngài cũng hoan hỷ hạnh phúc. Lúc đó cơ thể Ngài - là nền tảng của Tâm - trở nên trong sáng, đưa đến kết quả là những hào quang phát ra từ cơ thể Ngài và trải rộng đến tận cùng thế giới.

Như vậy, có thể nói rằng: khi Đức Phật quán sát sáu bộ sách đầu, tâm của Ngài như con cá voi được đặt trong một cái hồ quá nhỏ. Mặc dầu được đặt trong hồ nước nhưng hồ nước quá nhỏ không đủ chỗ cho cá voi bơi lội, vui đùa. Nhưng khi Đức Phật xét đến bộ thứ bảy là bộ Paṭṭhāna thì giống như con cá voi đã được đưa vào đại dương. Khi cá voi được ở trong đại dương, cá có thể bơi đi bất kỳ nơi đâu cá thích, nên cá rất hoan hỷ hạnh phúc. Cũng vậy, khi Đức Phật quán sát bộ sách thứ bảy Paṭṭhāna của tạng Vi Diệu Pháp thì trí tuệ siêu việt của Ngài đủ chỗ để hoạt động, bởi thế nên hào quang sáu màu phát sinh từ cơ thể Ngài. Bây giờ chúng ta đã biết rằng: Paṭṭhāna đã giải thích những duyên hay điều kiện của hiện tượng Vật Chất và Tâm một cách chi li, thích thú hơn Luật Nghiệp Báo và Duyên Sinh. Trong Paṭṭhāna có hai mươi bốn Duyên hay điều kiện hay hai mươi bốn cách thức sự vật liên hệ với nhau hay điều kiện với nhau. Đó là:

  1. Hetu: Nhân Duyên.
  2. Ārammaṇa: Cảnh Duyên (Sở Duyên Duyên)
  3. Adhipati: Trưởng Duyên.
  4. Anantara: Vô Gián Duyên.
  5. Samanantara: Đẳng Vô Gián Duyên (Liên Tục Duyên)
  6. Sahajāta: Câu Sinh Duyên (cùng khởi sinh, cùng thời)
  7. Aññamañña: Hỗ Tương Duyên.
  8. Nissaya: Y Chỉ Duyên (Hỗ Trợ Duyên,)
  9. Upanissaya: Thân Y Duyên (Hỗ trợ tích cực, cận y duyên)
  10. Purejāta: Tiền Sinh Duyên (Duyên trước)
  11. Pacchājāta: Hậu Sinh Duyên (Duyên sau)
  12. Āsevana: Tập Hành Duyên (Thường Cận Y Duyên, lập đi lập lại nhiều lần)
  13. Kamma: Nghiệp  Duyên.
  14. Vipāka: Quả Duyên.
  15. Āhāra: Vật Thực Duyên.
  16. Indriya: Căn Duyên (Quyền Duyên)
  17. Jhāna: Thiền Duyên.
  18. Magga: Đạo Duyên.
  19. Sampayutta: Tương Ưng Duyên (phối hợp, đi kèm)
  20. Vipayutta: Bất Tương Ưng Duyên (không phối hợp, không đi kèm)
  21. Atthi: Hữu Duyên. (Có mặt, hiện hữu duyên)
  22. Natthi: Vô Hữu Duyên (Vắng mặt)
  23. Vigata: Ly Khứ Duyên (Biến mất)
  24. Avigata: Bất Ly Khứ Duyên (Không biến mất).

Bởi loạt bài này chỉ là Phật Pháp Căn Bản nên tôi sẽ không xét từng duyên một, nếu bạn cảm thấy muốn tìm hiểu thêm thì bạn có thể tìm đọc một số sách, nhưng đối với những người chưa biết chút ít về Vi Diệu Pháp thì khó mà hiểu thấu đáo được.

Có tất cả hai mươi bốn Duyên. Ta có thể chia chúng thành nhiều nhóm, nhưng bài giảng này chỉ nói đến một hiện tượng “tạo điều kiện” và một hiện tượng khác “nhận điều kiện”. Cái “tạo điều kiện” có thể gọi là “nhân” và cái “nhận điều kiện” gọi là “quả”. Đôi lúc chữ nhân có nghĩa là cái tạo ra hay sản xuất ra một số cái khác. Bởi vậy, tôi muốn bỏ chữ nhân và quả khi tôi giảng về Paṭṭhāna. Tôi dùng chữ “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện”. Nhóm tạo điều kiện nghĩa là nhóm giúp cho những cái khác khởi sinh, và nhóm chịu điều kiện có nghĩa là nhóm bị điều kiện. Như vậy, có hai nhóm. Trong Paṭṭhāna giải thích sự liên hệ giữa “nhóm tạo điều kiện” và “nhóm bị điều kiện”. Chúng liên hệ theo nhiều cách, chẳng hạn như liên hệ theo “Nhân Duyên”, liên hệ theo “Hỗ Tương Duyên” v.v…

  1. Nhóm một, Nhóm tạo điều kiện: Nhóm này tạo ra những yếu tố chịu điều kiện. Đó là sự liên hệ theo Nhân và Quả. Trong trường hợp này Nghiệp hay Luật Nghiệp Báo là một ví dụ điển hình. Giả sử bạn tạo Nghiệp Bất Thiện thì khi nào bạn sẽ nhận chịu Quả của Nghiệp Bất Thiện đó?

Bạn sẽ nhận chịu Quả của Nghiệp Bất Thiện trong kiếp này, trong kiếp tới hay trong những kiếp sau kiếp đó nữa. Như vậy, “Kamma” là “yếu tố tạo điều kiện”, tạo duyên, đó là Nhân; và “Quả của Kamma” là cái nhận điều kiện, đó là Quả. Nghiệp thuộc về thời gian này và Quả thuộc thời gian khác: Quả có thể trả trong kiếp sống này hoặc trong những kiếp sống sau. Như vậy, Nghiệp và Quả của Nghiệp liên hệ theo Nghiệp Duyên. Ở đây là sự liên hệ giữa kẻ tạo tác và kẻ bị tạo tác.

  1. Nhóm thứ hai là sự liên hệ giữa “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh trước “yếu tố chịu điều kiện”, có nghĩa là “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh rồi hiện hữu một thời gian sau đó yếu tố chịu điều kiện mới khởi sinh. Đây là sự liên hệ theo Tiền Duyên giữa “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố bị điều kiện”. Bây giờ tôi sẽ nói với bạn thêm một chút, chẳng hạn như bạn thấy một vật gì đó. Có vật thấy, rồi có Thức Thấy khởi sinh. Trước tiên, vật thấy phải khởi sinh ít nhất ba sát na trước khi Thức Thấy khởi sinh. Có nhiều chi tiết rất tỉ mỉ trong Vi Diệu Pháp. Khi bạn thấy một vật gì thì Thức Thấy khởi sinh, nhưng trước khi Thức Thấy khởi sinh thì vật thấy phải khỏi sinh trước. Vật thấy khởi sinh vào khoảng ba sát na trước khi Thức Thấy khởi sinh. Như vậy, khi Thức Thấy khởi sinh thì Thức Thấy liên hệ với vật thấy theo Tiền Duyên. Ở đây “yếu tố tạo điều kiện” không có tạo ra “yếu tố nhận điều kiện”, nhưng “yếu tố tạo điều kiện” đã hỗ trợ cho “yếu tố bị điều kiện” khởi sinh và có mặt trong một thời gian.Khi chúng ta thấy một vật gì thì Thức Thấy khởi sinh, nhưng Thức Thấy này lại tùy thuộc vào vật thấy, nhưng Thức Thấy cũng tùy thuộc vào một sự vật khác đó là mắt. Nếu không có mắt thì bạn sẽ không thấy. Như vậy mắt cũng là một điều kiện cho Thức Thấy khởi sinh. Bây giờ mắt đã có mặt với bạn trước khi Thức Thấy khởi sinh. Trong trường hợp này cũng có sự liên hệ giữa Thức Thấy và mắt, ở đây là mắt Vật Chất. Sự liên hệ này là liên hệ Tiền Duyên. Điều này có nghĩa là mắt khởi sinh trước khi có Thức Thấy, và khi Thức Thấy khởi sinh con mắt đã có sẵn. Như vậy sự liên hệ được gọi là liên hệ theo Tiền Duyên.

Nếu bạn biết được sự liên hệ giữa Thức Thấy và vật thấy thì bạn cũng hiểu được sự liên hệ giữa thức nghe và âm thanh, giữa thức ngửi và mùi v.v… Khi bạn nghe một âm thanh, vào lúc bạn nghe thì âm thanh đã có mặt ba sát na tâm trước đó. Bạn có thể nghĩ rằng: bạn nghe âm thanh ngay lúc âm thanh khởi sinh, nhưng thật ra đã có ba sát na trôi qua rồi bạn mới thực sự nghe. Như vậy, âm thanh liên hệ với thức nghe theo Tiền Duyên. Cũng vậy, sự liên hệ giữa Tai và Thức Nghe cũng theo Tiền Duyên.

  1. Nhóm thứ ba là “yếu tố chịu điều kiện” xảy ra trước khi “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh. Điều này thật lạ lùng. Trong sự liên hệ giữa “yếu tố bị điều kiện” khởi sinh trước khi “yếu tố tạo điều kiện” khởi sinh này. Sự liên hệ khởi sinh khi cả hai yếu tố này đều hiện diện, không phải “yếu tố chịu điều kiện” khởi sinh trước “yếu tố tạo điều kiện”. Sự liên hệ này chỉ khởi sinh và có mặt một lúc thôi.

Sự biểu hiện trên gương mặt của bạn khi bạn vui, khi bạn buồn khác nhau. Tùy theo bạn vui hay buồn mà sự biểu hiện hay những yếu tố Vật Chất trên mặt bạn thay đổi. Ở đây, vật chịu điều kiện bởi tâm khởi sinh ra sau. Vật Chất trên gương mặt của bạn đã hiện diện trong một khoảng thời gian rồi tâm bạn khởi sinh, rồi tâm bạn tạo điều kiện khiến cho mặt bạn trở thành vui hay buồn. Trong trường hợp này, yếu tố chịu điều kiện khởi sinh trước “yếu tố tạo điều kiện”. Ở đây Tâm là “yếu tố tạo điều kiện” và Vật Chất là yếu tố chịu điều kiện. Không phải “yếu tố vật chất trên khuôn mặt” khởi sinh trước khi “tâm buồn vui” khởi sinh. Nhưng khi tâm khởi sinh, tâm tạo điều kiện cho Vật Chất khởi sinh. Đây là sự liên hệ theo Hậu Duyên.

  1. Sự liên hệ thứ tư là sự liên hệ giữa những yếu tố khởi sinh đồng thời. Trong trường hợp này, cả hai “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố nhận điều kiện” khởi sinh cùng lúc, nhưng một cái được gọi là “tạo điều kiện” và cái kia được gọi là “bị điều kiện”. Đây là Duyên Đồng Thời hay Câu Sinh Duyên.

Chẳng hạn, bạn có Tham Ái về một vật gì đó thì vào lúc đó sẽ có Thức và những tâm sở khác khởi sinh. Tham Ái là một tâm sở. Đi kèm với tâm sở Tham Ái này có những tâm sở khác và đi kèm với những tâm sở này là Thức. Đồng thời Tâm cũng có thể tạo nên những yếu tố Vật Chất. Như vậy, vào lúc có sự Tham Ái này một số yếu tố Vật Chất được tạo ra. Tóm lại, vào lúc có Tham Ái thì có tâm sở Tham Ái và những tâm sở khác, có Thức và những yếu tố Vật Chất do thức tạo ra. Ở đây, Tham Ái liên hệ với những yếu tố khác theo lối khởi sinh cùng thời hay Câu Sinh Duyên (Sahajāta Paccayo). Chúng khởi sinh cùng lúc, nhưng một yếu tố được gọi là “yếu tố tạo điều kiện” và những yếu tố khác là “yếu tố bị điều kiện”. Như vậy, sự liên hệ của chúng theo Câu Sinh Duyên hay cùng khởi sinh. Một số Thức khác, một số tâm sở khác và một số vật chất khác sự liên hệ như thế này cũng xảy ra.

Bây giờ Khi Jhāna khởi sinh sẽ như thế nào. Jhāna có nghĩa là gì? Jhāna có nghĩa là một nhóm tâm sở, và Thức Jhāna, rồi những tâm sở khác và những yếu tố Vật Chất gây nên bởi Thức Jhāna. Trong trường hợp này, những yếu tố của Jhāna được gọi là “yếu tố tạo điều kiện” và những yếu tố phối hợp hay kèm theo là những “yếu tố bị điều kiện”. Jhāna liên hệ với Thức, những tâm sở khác, và yếu tố Vật Chất theo Câu Sinh Duyên. Trong cách liên hệ này thì “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố bị điều kiện” phải hiện diện cùng lúc. Nếu một trong những yếu tố đó không khởi sinh thì sẽ không có sự liên hệ theo cách này.

Vào lúc Giác Ngộ Đạo Quả cũng vậy, lúc này thức khởi sinh được gọi là Đạo Tâm. Cùng với Đạo Tâm có tám yếu tố của Đạo, những tâm sở khác, và những yếu tố Vật Chất tạo ra bởi Đạo Tâm khởi sinh. Trong trường hợp này, tám yếu tố của Bát Chánh Đạo là những “yếu tố tạo điều kiện” và những yếu tố khác là những “yếu tố chịu điều kiện”. Chúng liên hệ theo cách khởi sinh cùng lúc hay Câu Sinh Duyên.

  1. Một sự liên hệ khác cũng là “yếu tố tạo điều kiện”“yếu tố bị điều kiện” cùng khởi sinh, và chúng điều kiện với nhau. Đây là trường hợp điều kiện hỗ tương. Chúng cùng khởi sinh rồi hỗ trợ cho nhau. Cũng vậy, khi Tham Ái khởi sinh thì sẽ khởi sinh cùng với một số tâm sở khác và Thức, đồng thời chúng bị điều kiện lẫn nhau. Khi bạn lấy một yếu tố này làm “yếu tố tạo ra điều kiện” thì những yếu tố kia là “yếu tố bị điều kiện”. Như vậy, Thức và những tâm sở liên hệ theo cách hỗ tương.

*Trong loại liên hệ thứ tư:  Câu sinh duyên - một cái luôn luôn “tạo điều kiện”, hoặc - một cái thì luôn luôn “bị điều kiện” và cái kia thì luôn luôn “tạo điều kiện”.

**Nhưng trong loại liên hệ thứ năm là loại liên hệ Hỗ Tương, mỗi cái đều có thể “tạo điều kiện” có thể là “bị điều kiện’. Liên hệ theo điều kiện hỗ tương có thể so sánh như ba cái cây cột lại với nhau tạo thành cái thế ba chân. Chúng phối hợp với nhau và cái này hỗ trợ cho cái kia để có thể đứng được.

  1. Loại liên hệ thứ sáu là liên hệ theo Cảnh Duyên (liên hệ theo chủ thể và khách thể). Ở đây, “yếu tố tạo điều kiện” là đối tượng hay cảnh của các “yếu tố bị điều kiện”. Khi chúng ta nhìn thấy vật gì, vật ta nhìn thấy được là đối tượng hay cảnh duyên. Thức Thấy được gọi là yếu tố chủ thể và vật thấy gọi là yếu tố khách thể. Ở đây có sự liên hệ chủ thể và khách thể. Khi chúng ta thấy vật gì, thì vật thấy liên hệ với Thức Thấy theo đường lối khách thể hay Cảnh Duyên. Tương tợ như vậy đối với sự nghe sự ngữi v.v… âm thanh liên hệ đến thức nghe theo Cảnh Duyên.
  2. Loại thứ bảy là “yếu tố tạo điều kiện” biến mất. Đôi lúc vật này mất đi để cho vật khác có thể chiếm chỗ nó. Đó cũng gọi là Duyên. Sự để trống chỗ của tôi là điều kiện cho vị sư khác ngồi. Sự nhường chỗ như thế cũng được gọi là một điều kiện hay duyên. Khi một vật gì nhường chỗ cho một vật khác tới thì vật trước đó đã biến mất rồi, đó là liên hệ theo nhiều duyên, có thể theo loại thứ tư và thứ bảy. Khi sự nhường chỗ này là một loại hiện tượng giống nhau thì sự “lập đi, lập lại nhiều lần” được gọi là Trùng Dụng Duyên. Loại này khởi sinh rồi diệt mất, rồi một loại khác cùng loại khởi sinh rồi biến mất, rồi một loại thức khác khởi sinh rồi biến mất. Trong trường hợp này chúng ta gọi là những điều kiện lập đi lập lại là Vô Gián (không gián đoạn), Ly Khứ (Biến mất) và Trùng Dụng (lập đi lập lại). Nếu bạn hiểu Abhidhamma thì bạn sẽ hiều rằng: khi bạn kinh nghiệm một Thức Thiện hay Thức Bất Thiện thì thức này sẽ xảy ra liên tiếp bảy lần. Chúng khởi sinh rồi hoại diệt bảy lần liên tiếp. Khi chúng lập lại bảy lần thì Thức trước liên hệ với thức sau theo Trùng Dụng Duyên. Thức thứ hai cũng liên hệ với thức thứ ba theo Trùng Dụng Duyên v.v…

Bây giờ chúng ta hãy trở về với loại thứ nhất, trong loại thứ nhất “yếu tố tạo điều kiện”, tạo ra “yếu tố bị điều kiện”. Thật sự là sự liên hệ theo nhân và quả. Những yếu tố khác không phải là liên hệ theo nhân quả, những yếu tố khác không phải là tạo điều kiện và bị điều kiện. Nhiều yếu tố khởi sinh trước đó, một số khởi sinh sau đó, một số khởi sinh cùng lúc rồi chúng hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy ở đây tạo điều kiện chỉ có nghĩa là hỗ trợ với tư cách là một sự lệ thuộc. Rồi trong loại cuối chỉ là sự nhường chỗ, chỉ là sự biến mất của một số hiện tượng tạo cơ hội cho những hiện tượng khác khởi sinh.

Trong Paṭṭhāna có nhiều loại liên hệ khác nhau được đề cập đến. Với sự hiểu biết về Luật Duyên Hệ Duyên, chúng ta có thể hiểu được Luật Nhân Quả một cách đầy đủ hơn, và đúng đắn hơn.

Sự liên hệ cuối cùng, sự liên hệ bằng cách nhường chỗ hay biến mất rất là quan trọng để tìm hiểu. Nhiều tác giả viết rằng: Tử Thức tạo điều kiện cho Thức Tái Sinh hay Thức Tái Sinh bị điều kiện bởi Tử Thức.

Theo bạn điều này đúng hay sai?

Tôi nhắc lại:  “Tử Thức tạo điều kiện cho Thức Tái Sinh, đúng hay sai?”

Chúng ta phải cẩn thận ở chỗ này, chữ “tạo điều kiện” ở đây chỉ có nghĩa là làm trống chỗ hay Ly Khứ chứ không phải là tạo nhân cho Thức Tái Sinh. Như vậy nói Thức Tái Sinh chịu điều kiện của Tử Thức chỉ có nghĩa là Tử Thức biến mất và Thức Tái Sinh khởi sinh. Thức Tái Sinh này không phải là hậu quả hay được tạo ra bởi Tử Thức, Thức Tái Sinh là Thức quả, Thức Tái Sinh là quả của một số Nghiệp trong quá khứ. Như vậy, sự liên hệ giữa Tử Thức và Thức Tái sinh ở đây là sự liên hệ theo cách nhường chỗ hay là Ly Khứ chứ không phải là tạo nhân hay tạo ra gì cả. Nếu chúng ta hiều câu này có nghĩa là tạo nhân hay Duyên Tạo Tác thì chúng ta sẽ hiểu sai. Như vậy, hiểu biết những loại liên hệ khác nhau là một điều rất quan trọng; nếu không, bạn sẽ không hiểu được sự liên hệ Duyên Hệ Duyên một cách đúng đắn.

Vậy Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna) đã dạy chúng ta những gì?

Luật Duyên Hệ Duyên dạy chúng ta rằng: Tất cả chúng sinh và tất cả vật vô tri trên thế gian này khởi sinh tùy thuộc vào điều kiện, không có cái gì khởi sinh mà không điều kiện. Bất kỳ cái gì khởi sinh, Vật Chất hay Tâm, phải có điều kiện cho nó khởi sinh. Trong Giáo Pháp của Đức Phật không có gì khởi sinh từ cái không, không có gì khởi sinh mà không có điều kiện. Đó là trên thế gian, nhưng có một cái được Đức Phật dạy là không có điều kiện đó là Niết Bàn. Niết Bàn không có điều kiện.

Trên thế gian, luôn luôn có hai sự kiện là “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện”. Đôi khi chúng khác thời, đôi khi chúng đồng thời. Chỉ có hai Duyên “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện”. Chúng ta chỉ là sự phối hộp của hai điều kiện này. Ngoài hai điều kiện này chẳng có gì là Atta, Ngã, linh hồn, tác nhân, Thượng Đế, đấng tạo hóa nào tạo ra chúng cả. Phật Giáo dạy Luật Nhân Quả rằng: luôn luôn lúc nào sự vật cũng phải có điều kiện xảy ra dầu cho đó là chúng sinh hay vật vô tri. Luôn luôn có điều kiện hay nguyên nhân cho một sự vật gì đó khởi sinh. Không có cái gì khởi sinh mà không có nhân. Nhân hay điều kiện này không phải là một cái Atta (Ngã, linh hồn) tưởng tượng, cũng không phải là Thượng Đế hay đấng tạo hóa gì cả mà chỉ là các điều kiện Vật Chất và Tâm. Do đó, Đức Phật thấy rõ rằng: tất cả mọi sự vật trên thế gian này đều bị điều kiện; những điều kiện này không phài là một tác nhân, linh hồn, tự ngã, thượng đế, đấng sáng tạo v.v… “yếu tố tạo điều kiện” và “yếu tố chịu điều kiện” khởi sinh rồi biến mất, sinh rồi diệt, sinh rồi diệt theo cách thức của chúng, theo lực của chúng. Không có cách nào để hành sử, kiểm soát chúng được. Như vậy, cuối cùng cái mà Paṭṭhāna dạy cho chúng ta là không có Atta. Các hiện tượng trên thế gian chỉ khởi sinh rồi hoại diệt theo điều kiện. Khi không còn điều kiện nữa thì sẽ không có gì khởi sinh nữa.

Bạn nhìn thấy tôi, bởi vì tôi đang ở đây. Nếu tôi không ở đây thì bạn không thể thấy tôi. Thức Thấy của bạn bị điều kiện bởi tôi, Thức Thấy không được tạo ra bởi một ai cả, không có Thánh, Thần, Thượng Đế tạo ra Thức Thấy. Như tôi đang tạo ra tiếng động bằng cách nói đây. Bởi vì có tiếng động nên bạn mới nghe. Như vậy, Thức Nghe của các bạn bị điều kiện bởi giọng nói của tôi. Khi tôi ngừng nói, thì bạn không nghe thấy tiếng nói của tôi nữa. 

Tất cả mọi sự vật đều bị điều kiện, chỉ khi nào có “cái tạo ra điều kiện” thì khi đó mới có “cái nhận điều kiện”. Luôn luôn có sự liên hệ giữa “cái tạo ra điều kiện” và “cái bị điều kiện” dưới nhiều cách thức khác nhau. Theo Paṭṭhāna có hai mươi cách thức hay hai mươi bốn sự liên hệ.

Bây giờ các bạn đã hiểu tầm quan trọng của sự hiểu biết các loại duyên khác nhau theo “cái tạo ra điều kiện” và “cái bị điều kiện”.

Chỉ khi nào bạn hiểu rõ sự liên hệ theo Duyên Hệ Duyên bạn mới có thể hiểu được Luật Duyên Sinh một cách đúng đắn và đầy đủ. Như vậy, điều quan trọng khi các bạn học Luật Duyên Sinh thì đừng quên học luật Duyên Hệ Duyên bởi vì các bạn luôn luôn áp dụng luật Duyên Hệ Duyên để hiểu Luật Duyên Sinh.

Thực vậy, hai luật này không thể tách rời nhau, phải hiểu hết cả hai. Chẳng hạn như, tùy thuộc vào Thức mà Vật Chất và Tâm khởi sinh (viññaṇā paccayā nāma-rūpaṁ). Đó là một liên kết trong luật Duyên Sinh, dựa vào Thức mà Vật Chất và Tâm khởi sinh. Thức ở đây có nghĩa là Thức Tái Sinh, Tâm ở đây là những yếu tố khởi sinh cùng lúc với Thức Tái Sinh. Và Vật Chất ở đây có nghĩa là Vật Chất sinh ra bởi Nghiệp. Chúng khởi sinh cùng lúc, nhưng theo mô thức thì chúng ta nói: “Tùy thuộc vào Thức mà ‘Vật Chất và Tâm’ khởi sinh”. Nếu không áp dụng Luật Duyên Hệ Duyên vào mắc xích này thì bạn sẽ hiểu lầm rằng: Thức tạo ra Vật Chất và Tâm. Đây là sự hiểu lầm tai hại. Chúng khởi sinh cùng lúc, như vậy chúng có sự Liên Hệ Đồng Thời hay cùng Lúc, còn gọi là Câu Sinh Duyên. Bạn chỉ có thể hiểu Luật Duyên Sinh một cách đúng đắn khi bạn hiểu luật Duyên Hệ Duyên. Bởi vậy, một điều quan trọng cần phải biết là khi bạn học về Duyên Sinh thì bạn cũng phải học về Duyên Hệ Duyên. Học cả hai không phải là điều dễ dàng bởi vì bạn cần phải có sự hiểu biết về Vi Diệu Pháp, nhưng đó chẳng qua cũng chỉ là phần thưởng. Gọi là phần thưởng bởi vì nếu bạn kiên nhẫn để học Abhidhamma, và khi bạn đã hiểu Abhidhamma thì bạn sẽ dễ dàng hiểu được Luật Duyên Sinh và Duyên Hệ Duyên một cách rõ ràng không sai lầm. Như vậy, điều quan trọng là bạn phải học cả hai Luật Duyên Sinh và Luật Duyên Hệ Duyên cùng với nhau.

Tôi sẽ đưa cho quí vị thêm một ví dụ nữa. Đây là một sự liên hệ: Do ở Xúc, Thọ khởi sinh (Phassa paccayā Vedanā). Bạn hiểu sự liên hệ ở đây như thế nào? Xúc khởi sinh trước rồi Thọ khởi sinh. Hiểu như vậy có đúng không. Xúc và Thọ khởi sinh đồng thời, nhưng một cái gọi là “tạo điều kiện” và cái kia gọi là “bị điều kiện”. Như vậy, Xúc được gọi là tạo điều kiện, Thọ được gọi là bị điều kiện. Gọi như thế bởi vì chúng liên hệ theo cách “khởi sinh đồng thời” (Câu Sinh Duyên). Như vậy, ngay cả khi hai sự vật cùng phát sinh một lúc, nhưng chúng có liên hệ theo đường lối “cái tạo điều kiện và cái nhận điều kiện”. Do đó, chỉ khi áp dụng Luật Duyên Hệ Duyên vào Luật Duyên Sinh thì bạn mới có thể hiểu một cách đúng đắn Luật Duyên Sinh. Bởi vậy, bạn phải học Luật Duyên Hệ Duyên cùng với Luật Duyên Sinh. Đây là điều rất quan trọng.

Tôi nghĩ rằng: cho đến bây giờ các bạn đã hiểu Luật Nhân Quả một cách rõ ràng sau khi các bạn đã học Luật Nghiệp Báo, Luật Duyên Sinh, và Luật Duyên Hệ Duyên.



source https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-phan-i-luat-duyen-he-duyen/

PHẬT PHÁP CĂN BẢN PHẦN I – LÝ DUYÊN SINH

LÝ DUYÊN SINH

Lần trước tôi đã nói đến luật Nghiệp Báo. Luật Nghiệp Báo là một phần của Luật Nhân Quả. Hôm nay tôi sẽ nói đến một phần khác của Luật Nhân Quả, đó là Lý Duyên Sinh.

Về Luật Nhân Quả, có ba quan niệm được nêu ra:

  1. Tất cả sự vật dù là sinh vật hay những vật vô tri đều được tạo ra bởi Thượng Đế hay Phạm Thiên.
  2. Sinh vật hay vật vô tri phát sinh tự nhiên không có nhân nào cả. Có nghĩa là chúng khởi sinh và hoại diệt không do nhân nào cả.
  3. Sinh vật hay vật vô tri không do ai tạo ra cả, cũng chẳng phải không do nguyên nhân nào tạo ra cả; nhưng mọi sự vật khởi sinh do nhiều nguyên nhân và nhiều điều kiện. Đây là quan kiến của Phật giáo.

Luật Duyên Sinh dạy cho chúng ta biết rằng: không có gì độc lập một mình. Mọi sự vật đều có liên hệ, và mọi sự vật đều tùy thuộc vào một số sự vật khác để phát sinh.

Lý Duyên Sinh là Luật Nhân Quả chi phối chúng sinh, hay sinh vật còn được gọi là Vòng Tái Sinh hay Vòng Hiện Hữu. Trong Phật Giáo còn có một Luật Nhân Quả khác đó là Duyên Hệ Duyên. Luật Duyên Hệ Duyên bao trùm cả sinh vật và vật vô tri hay bao trùm cả vật hữu tình và vật vô tình. Patthāna (Duyên Hệ Duyên) không những nói đến sự liên hệ của sự vật này với sự vật kia mà còn nói chúng liên hệ với nhau như thế nào, theo đường lối nào, theo lực nào hay theo điều kiện nào. Như vậy, Luật Duyên Sinh và luật Duyên Hệ Duyên có khác nhau chút ít.

Lý Duyên Sinh là những lời dạy rất quan trọng trong giáo pháp của Đức Phật. Đây là đặc điểm khiến Phật Giáo khác với các tôn giáo khác. Trong khi đi tìm khởi nguyên của sự vật, hầu hết các tôn giáo đều bí lối, vì họ không thể tìm ra nguyên nhân, nên họ phải tự tìm lối thoát bằng cách cho rằng, hay quan niệm rằng: khởi nguyên của sự vật là một quyền lực siêu nhiên, không ai biết được, là đấng sáng tạo hay Thượng Đế. Nhưng theo Phật giáo, nguồn gốc của chúng sinh được giải thích một cách hữu lý, đặc biệt qua Lý Duyên Sinh, khiến những người hiểu biết có thể chấp nhận được.

Một cách ngắn gọn Lý Duyên Sinh nói rằng: "Khi mặt. Do cái này khởi sinh nên cái kia khởi sinh". thuộc vào một số sự vật khác. Cái này có mặt thì cái kia có Mọi sự vật khởi sinh đều tùy. Dầu cho Đức Phật có xuất hiện trên thế gian này hay không thì Luật Duyên Sinh vẫn luôn luôn hiện hữu. Đức Phật xuất hiện, khám phá ra Luật Duyên Sinh, công bố, làm hiển lộ ra và dạy cho thế gian.

Ngay cả trước khi Giác Ngộ Đức Phật đã biết đến Luật Duyên Sinh rồi. Trong một bài giảng ở Dīgha Nikāya cũng như ở Saṁyutta Nikāya có ghi rõ rằng: "Tất cả các vị Bồ Tát vào đêm trước ngày Giác Ngộ Đạo Quả đều đã suy tư đến Luật Duyên Sinh và hành Thiền Minh Sát trên mười hai yếu tố của Luật Duyên Sinh này. Kết quả của viêc hành Thiền Minh Sát trên mười hai yếu tố của Luật Duyên Sinh, Bồ Tát đã thành Phật. Như vậy, Luật Duyên Sinh đã được Đức Phật biết đến trước khi thành đạo. Công thức của Luật Duyên Sinh khởi đầu bằng Vô Minh, nhưng đường lối quán xét của Đức Phật khác hơn. Đức Phật quán xét theo chiều ngược lại. Ngài bắt đầu từ yếu tố Già, Chết.

  1. Là một chúng sinh ai cũng phải Già Chết. Ngày qua ngày, giờ qua giờ, phút qua phút, giây qua giây chúng ta đang trở nên già. Như vậy già là một sự kiện hiển nhiên của đời sống. Cái Già luôn luôn đi song hành với chúng ta trong mọi lúc. Một ngày nào đó, đời sống này sẽ đi đến chỗ chấm dứt. Chỗ chấm dứt của đời sống được gọi là "chết", không ai có thể tránh được sự chết. Như vậy, ai cũng tiến đến Già và Chết, không ai có thể tránh được Già và Chết. Đây là một sự kiện thực tế và chúng ta không thể trốn khỏi thực tế này.
  2. Bồ Tát đã quán xét như vầy: Bây giờ có Già và Chết. Cái gì là điều kiện của Già và Chết, hay do nguyên nhân gì Già và Chết khởi sinh? Bồ Tát thẩm xét và thấy rằng: Do có Sinh nên có Già và Chết. Bởi vì chúng ta sinh ra làm người nên chúng ta trở nên già từng ngày, từng giờ, từng phút, và cuối cùng chúng ta sẽ Chết. Phân tích tận cùng thì nhân của Già và Chết là Sinh. Bởi vì có sự khởi đầu, có diễn tiến, thì sẽ có chấm dứt. Như vậy, Sinh hay Tái Sinh là nguyên nhân hay điều kiện của Già và Chết.
  3. Bồ Tát không chấm dứt ở đây mà Ngài quán xét ngược chiều thêm nữa. Ngài quán xét: Tại sao có Sinh và Tái Sinh? Cái gì là nguyên nhân hay điều kiện của tái sinh? Trong khi cố gắng tìm kiếm nguyên nhân của Sinh, Ngài khám phá ra đó là "Hữu" hay "Trở thành". "Hữu" hay "Trở thành" có nghĩa là làm cho cái gì đó "Có" hay làm cho cái gì đó "Trở thành". Thực ra "Hữu" hay "Trở thành" đó là "Nghiệp". Bồ Tát khám phá ra nguyên nhân của Tái Sinh là Nghiệp (kamma). Như các bạn biết, có hai loai Nghiệp: Nghiệp Thiện và Nghiệp Bất Thiện. Nghiệp Thiện cho quả thiện hay quả vui, Nghiệp Bất Thiện cho quả bất thiện hay quả khổ. Tái sinh làm người là quả của Thiện Nghiệp. Như vậy, được tái sinh làm người là vì chúng ta đã làm một số Nghiệp Thiện trong quá khứ. Có thể có một số người tái sinh vào địa ngục. Họ tái sinh vào địa ngục vì họ đã làm một số Bất Nghiệp Thiện trong quá khứ. Thiện Nghiệp hay Bất Thiện Nghiệp là nguyên nhân hay điều kiện để tái sinh làm người hay tái sinh làm các loài khác. Tại sao chúng sinh làm cả hai Nghiệp thiện ác? Đâu là nguyên nhân hay điều kiện khiến Thiện Nghiệp và Bất Thiện Nghiệp khởi sinh.
  4. Đôi lúc ta làm Nghiệp Thiện, đôi lúc ta làm Nghiệp Ác bởi vì ta có Tham Ái mạnh mẽ. Tham Ái mạnh mẽ trở thành bám víu, Chấp Thủ (upadāna). Chấp Thủ là điều kiện khiến Thiện và Bất Thiện Nghiệp khởi sinh. Chẳng hạn, chúng ta nghe người ta nói rằng: cảnh trời an vui hạnh phúc hơn cõi người nên chúng ta muốn tái sinh vào đó. Ta có sự dính mắc, chấp thủ vào cảnh đó nên chúng ta muốn tái sinh vào đó. Để được sinh vào cảnh trời, chúng ta phải làm một cái gì đó. Đôi lúc ta gặp được những lời khuyên đúng nên ta làm một số việc thiện và tạo Nghiệp Thiện. Đôi khi ta được hướng dẫn sai lầm nên tạo một số Ác Nghiệp, như giết dê cừu để cúng tế chẳng hạn. Nếu ta nghe theo lời hướng dẫn sai lầm rồi hi sinh tánh mạng súc vật để cúng tế kỳ vọng sẽ được sinh về cõi trời thì chúng ta đã tạo Nghiệp Bất Thiện. Bởi thế có khi ta làm việc thiện, có khi ta làm việc bất thiện vì ta có tham muốn mạnh mẽ, hay có Chấp Thủ được sinh vào một cõi tốt đẹp hơn. Dầu tạo nghiệp lành hay tạo Nghiệp dữ, chúng ta đều phải nhận chịu hậu quả của Nghiệp. Tạo Nghiệp lành sẽ hưởng quả vui, sẽ tái sinh vào cõi trời hay cõi người. Tạo Nghiệp dữ sẽ mang quả khổ, sẽ tái sinh vào bốn cõi khổ (súc sinh, ngạ quỉ, a tu la, địa ngục). Bởi vì chúng ta có Tham Ái mãnh liệt hay Chấp Thủ được sinh vào cõi tốt đẹp hơn nên chúng ta làm điều thiện hay tạo Thiện Nghiệp.
  5. Bồ Tát lại tiếp tục quán sát. Cái gì là điều kiện cho Thủ? Nguyên Nhân nào làm cho Thủ khởi sinh? Ngài tìm ra rằng: Tham Ái bình thường là điều kiện cho Tham Ái mạnh mẽ khởi sinh. Điều này có nghĩa là: Trước tiên ta có Tham Ái vào việc gì đó, rồi ta dính mắc vào vật đó, không thể nào bỏ được, không thể nào buông bỏ nó đi. Khi đạt đến mức độ Tham Ái mãnh liệt như vậy thì gọi là chấp thủ. Trước khi đạt đến tầng mức này, trước khi Thủ phát sinh thì có Tham Ái bình thường. Như vậy, Tham Ái bình thường là điều kiện cho Tham Ái hay nhân cho Tham Ái mạnh mẽ, Tham Ái mạnh mẽ trở thành Thủ. Vậy Tham Ái là Nhân hay điều kiện của Thủ. Giả sử, bạn đi vào một cửa tiệm và thấy một vật gì đẹp đẽ. Trước tiên bạn thích vật đó. Bởi vì vật đó đẹp. Rồi bạn không thể nào rời khỏi vật đó. Thế là bạn muốn làm chủ vật đó và quyết định mua. Khởi đầu thấy vật đó bạn chỉ thích. Đó là Tham Ái, nhưng sau đó bạn không thể rời xa vật đó, bởi vì bạn thích mạnh mẽ vào vật đó. Đó là Thủ. Khi đã đến giai đoạn Thủ rồi thì không thể tách rời khỏi vật đó. Cả hai Tham Ái và Chấp thủ đều là một loại tâm sở giống nhau. Đó là Tâm Sở Tham, nhưng nồng độ dính mắc của chúng khác nhau. Ở Tầng mức Tham Ái thì sự dính mắc không nặng, nhưng khi đạt đến tầng mức Chấp Thủ thì Tham Ái trở nên mạnh mẽ hơn khiến bạn không thể tách rời sự vật mình ưa thích. Như vậy, điều kiện cho sự Chấp thủ hay sự dính mắc mạnh mẽ, đó là Tham Ái bình thường.
  6. Tại sao có Tham Ái? Hay tại sao ta có sự thích thú vào vật đó? Bạn thích một vật nào đó bởi vì bạn cảm thấy vật đó tốt đẹp. Có những Cảm Thọ Lạc với vật đó. Đôi khi vật đó không đẹp, bạn không thích vật đó. Khi không thích vật đó cũng là Tham Ái, bởi vì bạn dính mắc vào vật có đặc tính tốt đẹp. Ngay cả khi bạn thấy một vật xấu thì bạn cũng có Tham Ái phát sinh. Không phải bạn Tham Ái với vật đó, nhưng bạn Tham Ái với cái đẹp của vật đó. Đôi khi Cảm Thọ trung tính cũng là Tham Ái, bởi vì dính mắc vào Cảm Thọ trung tính đó. Như vậy, Cảm Thọ là khổ hay trung tính đều là điều kiện cho Tham Ái.
  7. Tại sao có Cảm Thọ? Chúng ta có Cảm Thọ tốt hay Cảm Thọ xấu về một vật nào đó. Đâu là Nhân hay Điều kiện của Cảm Thọ này?Bởi vì ta có sự tiếp xúc với đối tượng nên mới có Thọ. Nếu không có tiếp xúc với đối tượng thì sẽ không có Cảm Thọ. Như vậy, Cảm Thọ là điều kiện hay nguyên nhân của Xúc. Xúc ở đây không phải chỉ là sự vật gặp đối tượng, nhưng Xúc là một cái gì đó khởi sinh như sự tiếp quản của sự vật ấy. Chẳng hạn, như khi bạn thấy một vật thì phải có vật thấy và phải có mắt. Khi vật thấy đi vào lộ của mắt thì sẽ có sự thấy hay xúc thấy. Khi mắt thấy cảnh sắc thì xúc thấy khởi sinh, sẽ có sự thấy. Đồng thời, cũng khởi sinh cái người ta gọi là xúc, tức là tâm sở đóng vai trò như sự tiếp nối. Bởi vì sự tiếp nối này mà Cảm Thọ đi tiếp theo và những tâm sở khác cũng đi theo. Như vậy, điều kiện của Cảm Thọ là Xúc với đối tượng.
  8. Tại sao Xúc khởi sinh? Xúc khởi sinh, như trong trường hợp thấy, bởi vì mắt và vật thấy tiếp xúc nhau. Như vậy, Xúc xảy ra khi có mắt và vật thấy. Giác quan tiếp xúc với cảnh, gọi là nhãn căn. Có sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm; tương ưng với sáu đối tượng hay sáu trần là sắc, thinh, hương (khí), vị, xúc, pháp. Khi Căn và Trần gặp nhau thì có Xúc. Như vậy, Xúc có nhân hay điều kiện là Lục Căn và Lục trần.
  9. Cái gì là điều kiện của Lục Căn, Lục trần?
  10. Các yếu tố của Lục Căn, Lục Trần là Vật Chất, có yếu tố là Tâm. Bồ Tát quán sát và thấy rằng: bởi vì có Vật Chất và Tâm nên mới có các Căn và Trần. Như vậy, Vật Chất và Tâm là điều kiện hay Duyên của Lục Căn và Lục Trần.
  11. Cái gì là Duyên khiến cho Vật Chất và Tâm khởi sinh?
  12. Vật Chất và Tâm không thể khởi sinh nếu không có Thức. Chỉ khi nào có Thức, chỉ khi Thức khởi sinh thì Vật Chất và Tâm mới khởi sinh. Thức và một số Tâm Sở khởi sinh cùng lúc, nhưng Thức (hay Tâm Vương) được gọi là chủ hay kẻ lãnh đạo bởi vì nếu không có Thức, thì Tâm Sở không thể khởi sinh cùng với Thức được. Thêm vào đó, vào lúc tái sinh, một số yếu tố Vật Chất cũng khởi sinh. Nhưng yếu tố Vật Chất này chỉ khởi sinh khi Thức khởi sinh. Như vậy, điều kiện hay Duyên khiến cho Vật Chất và Tâm khởi sinh đó là Thức. “Thức” ở đây để chỉ cho cả hai: Thức phát sinh vào lúc tái sinh và Thức kéo dài trong suốt cuộc sống.
  13. Cái gì là điều kiện hay Duyên cho Thức khởi sinh? Thức ở đây” có nghĩa là Thức Quả, Thức Quả là Quả của một số sự kiện khởi sinh với tư cách là Quả của một số cái gì đó… Chẳng hạn như khi thấy một vật gì mà chúng ta thích thì có Thức Thấy khởi sinh, Thức Thấy khởi sinh là kết quả của một số Thiện Nghiệp trong quá khứ. Khi chúng ta thấy một vật gì chúng ta không ưa thích thì cũng có một loại Vật Chất và Tâm khởi sinh, Thức Thấy này là Quả của một số Bất Thiện Nghiệp trong quá khứ. Thức khởi sinh vào lúc tái sinh là Quả trực tiếp của Nghiệp trong quá khứ. Như vậy, khi Bồ Tát suy xét tại sao Thức khởi sinh, đặc biệt là Thức Quả thì Ngài thấy rằng: bởi vì có những Thiện Nghiệp hay Bất Thiện Nghiệp trong quá khứ nên Thức khởi sinh. Như vậy, điều kiện hay Duyên cho Thức khởi sinh là Kamma (Nghiệp). Kamma ở đây là Saṅkhāra (Hành Nghiệp).
  14. Tại sao Thiện Nghiệp và Bất Thiện Nghiệp khởi sinh? Bởi vì có Vô Minh. Bởi vì chúng ta có Vô Minh nên không hiểu được bản chất thực sự của sự vật. Bởi vì chúng ta vô minh không hiểu được Vô Thường, Khổ và Vô Ngã của sự vật, nên chúng ta tạo Nghiệp Thiện và Bất Thiện. Bởi vì không hiểu bản chất thực sự của sự vật và không hiểu Tứ Diệu Đế nên không hiểu những điều kiện hay Duyên cho Thiện Nghiệp và Bất Thiện Nghiệp khởi sinh, không thấy rõ Vô Minh là điều kiện hay Duyên cho Nghiệp Thiện và Bất Thiện khởi sinh. Chuỗi suy xét về Thập Nhị Nhân Duyên chấm dứt ở chỗ Bồ Tát tìm ra Vô Minh. Nếu chúng ta theo tiến trình tìm hiểu của Đức Phật thì chúng ta hiểu Luật Duyên Sinh theo chiều ngược. Nhưng mô thức thông thường là Luật Duyên Sinh mà chúng ta thường thấy trong các bài pháp được trình bày theo chiều thuận, từ khởi đầu cho đến chấm dứt. Nếu chúng ta đi từ yếu tố khởi đầu cho đến yếu tố chấm dứt của Luật Duyên Sinh thì chúng ta bắt đầu với yếu tố Vô Minh bởi vì có Vô Minh làm duyên nên mới có Hành Nghiệp hay Nghiệp Thiện và Bất Thiện. Bởi vì có Nghiệp Thiện và Bất Thiện làm duyên nên Thức phát sinh, Thức là Duyên do Danh Sắc (Vật Chất và Tâm)…Như vậy, chúng ta có thể hiểu Luật Duyên Sinh theo chiều thuận hoặc theo chiều nghịch, từ khởi đầu đến chấm dứt hay từ chấm dứt đến khởi đầu. Hoặc đôi khi chúng ta có thể lấy yếu tố ở giữa xét ngược hay xét xuôi các yếu tố.

Mặc dầu khi chúng ta xét theo chiều ngược, chúng ta chấm dứt với Vô Minh, nhưng Vô Minh không phải là nguyên nhân đầu tiên. Vô Minh không phải là không có duyên trước đó, có nghĩa là không phải Vô Minh không có điều kiện. Vô Minh là một hiện tượng có điều kiện. Điều kiện của Vô Minh là Lậu Hoặc (Āsava). Khi có Vô Minh thì sẽ có Vô Minh khác theo sau, tiếp theo là những Vô Minh khác nữa. Như vậy, Vô Minh sau là quả của Vô Minh trước, hay Vô Minh sau có Vô Minh trước làm điều kiện. Như vậy, chúng tiếp tục diễn biến bởi vì Vô Minh là một trong những Lậu Hoặc. Bất kỳ lúc nào Lậu Hoặc khởi sinh thì Vô Minh cũng khởi sinh. Như vậy, Vô Minh chịu điều kiện hay duyên bởi Lậu Hoặc. 

Tổng cọng có mười hai yếu tố hay mười hai bước trong Luật Duyên Sinh:

Vô Minh,

Hành Nghiệp,

Thức,

Danh Sắc (Vật Chất và Tâm ),

Lục Nhập,

Xúc,

Thọ,

Ái,

Thủ,

Hữu,

Tái Sinh rồi

Già - Chết.

Khi nhìn vào mười hai yếu tố này, chúng ta thấy một số yếu tố thuộc về quá khứ, một số yếu tố thuộc hiện tại và một số yếu tố thuộc về tương lai. Đây là cách giải thích về Luật Duyên Sinh theo Chú Giải. Trong số mười hai yếu tố thì Vô Minh và Hành Nghiệp thuộc về quá khứ; Tái Sinh, Già - Chết thuộc về tương lai. Tám yếu tố ở giữa là Thức, Vật Chất-Tâm, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu thuộc về thời hiện tại.

Nhưng chúng ta đừng hiểu lầm những điều nói trên đây, mặc dầu mười hai yếu tố này được phân chia ra ba thời kỳ, nhưng chúng ta đừng hiểu lầm rằng chúng chỉ xuất hiện trong các thời kỳ đã kê trên; bởi vì trong đời sống này, trong một đời sống này thôi, thì chúng ta cũng kinh nghiệm được cả mười hai yếu tố. Nói cách khác, chúng ta đừng hiểu Chú Giải theo nghĩa đã được giảng giải mà phải xuyên qua ba thời kỳ mới thấy rõ Luật Duyên Sinh. Bởi vì ngay trong kiếp sống này chúng ta cũng thấy được Vô Minh, chúng ta thấy được Hành Nghiệp, và chúng ta thấy đầy đủ các yếu tố của Luật Duyên Sinh. Như vậy chúng ta có thể thấy tất cả mười hai yếu tố của Luật Duyên Sinh trong kiếp sống này. Nhưng khi mười hai yếu tố này được chia ra theo ba thời kỳ, thì một số yếu tố thuộc về quá khứ, một số yếu tố thuộc về hiện tại và một số yếu tố thuộc về tương lai. Nếu ta lấy Vô Minh và Hành Nghiệp là quá khứ thì Tái Sinh, Già-Chết là tương lai và các yếu tố còn lại là hiện tại. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta sẽ tái sinh và già chết trong kiếp sống tương lai, chúng ta sẽ Già-Chết ngay trong kiếp hiện tại này. Nếu lấy Vô Minh và hành nghiệp là đời sống quá khứ, thì tái sinh, già và chết ngay trong kiếp sống này là tương lai. Như vậy, qua mười hai yếu tố được phân chia theo ba thời kỳ, chúng ta sẽ kinh nghiệm được mười hai yếu tố này ngay trong kiếp sống này. Có nghĩa là ngay trong kiếp sống này ta thấy được cả ba thời kỳ. Chúng ta không cần phải hoàn toàn xuyên qua ba thời kỳ mới kinh nghiệm được tất cả những yếu tố này.

Chúng ta phải thận trọng về vấn đề này bởi vì nhiều người nghĩ rằng: Chú Giải dạy ta phải xuyên suốt cả ba thời kỳ một cách trọn vẹn mới thấy được vòng Duyên Sinh. Bởi nghĩ chưa hiểu thấu đáo, nên họ nói rằng Chú Giải nói sai. Thật ra, Chú Giải không nói là bạn phải xuyên qua cả ba thời kỳ mới thấy trọn vẹn vòng Duyên Sinh. Những điều mà Chú Giải nói là: những yếu tố này thuộc về quá khứ, những yếu tố kia thuộc về hiện tại và những yếu tố tiếp theo thuộc về tương lai. Như vậy, trong thực tế nếu chúng ta nhìn vào chính mình, chúng ta sẽ biết rõ rằng: Chúng ta kinh nghiệm được tất cả các yếu tố ngay trong kiếp sống này. Thật vậy, chúng ta kinh nghiệm tất cả mười hai yếu tố ngay trong kiếp sống này. Nhưng khi nhìn những yếu tố này trên quan điểm kiếp sống hiện tại hay trên quan điểm kiếp tới thì chúng sẽ trở thành hiện tại, quá khứ và tương lai. Trong mô thức Duyên Sinh, chỉ nói đơn giản: Một điều kiện làm điều kiện cho những điều kiện khác, hay một Duyên này làm điều kiện cho Duyên kia. Nhưng trên thực tế, theo lời dạy của Đức Phật, thì không hề có chuyện một nhân sinh ra một quả.

Phật Giáo chấp nhận nhiều nhân sinh ra nhiều quả. Điều này có nghĩa là để cho Hành khởi sinh thì Vô Minh không phải là điều kiện hay nhân duy nhất mà còn có những điều kiện hay những yếu tố khác đi kèm. Có nhiều điều kiện khác hay duyên khác như Tham Ái hoặc những tâm sở khác làm Duyên. Khi nói đến một Duyên này làm Duyên cho Duyên kia là chúng ta muốn nói đến nguyên nhân chính hay điều kiện chính. Như vậy chúng ta phải hiểu rằng: không phải chỉ có một điều kiện hay Duyên mà thôi.

Luât Duyên Sinh không phải dễ hiểu, nếu muốn hiểu rõ Luật Duyên Sinh bạn phải hiểu chút ít về Vi Diệu Pháp. Ý tôi muốn nói là hiểu biết Vi Diệu Pháp cho đến một từng mức nào đó chứ không có ý nói phải hiểu hoàn toàn Vi Diệu Pháp. Thêm vào đó muốn hiểu rõ Luật Duyên Sinh một cách trọn vẹn thì bạn phải hiểu Luật Duyên Hệ Duyên (Paṭṭhāna: Luật về Điều Kiện)

Như tôi đã nói trước đây, Luật Duyên Sinh chỉ giảng giải sự liên hệ hay duyên của sự vật này đối với sự vật kia, nhưng Luật Duyên Sinh không giải thích chúng liên hệ với nhau như thế nào? Chúng duyên với nhau theo cách thức nào. Đôi lúc ta không hiểu chúng liên hệ với nhau như thế nào thì chúng ta sẽ có sự hiểu lầm về sự liên hệ của chúng. Có một số liên hệ không phải là liên hệ nhân quả; đôi khi hai duyên cùng khởi sinh một lúc nhưng một duyên gọi là tạo điều kiện và một duyên gọi là chịu điều kiện. Trong trường hợp này chúng ta chỉ hiểu rõ nhờ biết về Luật Duyên Hệ Duyên: Như hai người liên hệ nhau nhưng liên hệ là cha con, vợ chồng hay bạn bè. Đó là lãnh vực của Duyên Hệ Duyên. Như vậy, muốn hiểu rõ Luật Duyên Sinh cần phải có sự hiểu biết về Luật Duyên Hệ Duyên. Nếu không biết luật Duyên Hệ Duyên, thì sự hiểu biết về Luật Duyên Sinh của chúng ta sẽ không trọn vẹn.

Ngay cả việc hiểu biết Luật Duyên Sinh mà không biết được Luật Duyên Hệ Duyên là một điều khó khan; thêm vào đó, những từ có tính cách chuyên môn dùng trong Vi Diệu Pháp cũng cần phải hiểu rõ, từ nào đại diện cho nghĩa lý nào. Nghĩa tổng quát của Luật Duyên Sinh là mỗi sự vật khởi sinh đều tùy thuộc vào một sự vật khác, không có gì khởi sinh mà không có nhiều nguyên nhân, hay không có cái gì có thể tự tạo ra mà không có nguyên nhân. Mọi sự vật đều có sự liên hệ, mọi sự vật đều tùy thuộc vào một số điều kiện hay duyên để khởi sinh.

Sau bài này chúng ta sẽ học về Luật Duyên Hệ Duyên. Sự khác nhau giữa Lý Duyên Sinh và Duyên Hệ Duyên có thể hiểu được qua ví dụ sau đây:

Luật Duyên Sinh nói rằng: hai người này liên hệ nhau. Luật Duyên Hệ Duyên nói thêm họ liên hệ theo cha và con, hay anh và em, vợ và chồng v.v…

Luật Duyên Sinh nói đến sự liên hệ của mười hai duyên.  Theo chiều thuận thì:

Vô Minh duyên Hành Nghiệp

Hành Nghiệp duyên Thức

Thức duyên ‘Vật Chất và Tâm’ (Danh Sắc)

‘Vật Chất và Tâm’ duyên Lục Nhập.

Lục Nhập duyên Xúc.

Xúc duyên Thọ.

Thọ duyên Ái.

Ái duyên Thủ.

Thủ duyên Hữu.

Hữu duyên Sinh.

Sinh duyên Già - Chết, Lo Âu Phiền Muộn, Uất Ức Than Khóc, Khổ Thân, Khổ Tâm, Thất Vọng.

Như vậy, chúng khởi sinh một khối đau khổ.

Khởi sinh, hoại diệt hay biến mất cũng bao gồm trong Luật Duyên Sinh. Thật ra, không phải là Luật Duyên Sinh mà phải nói là Luật Duyên Diệt hay dùng một chữ gì đó. Điều này giống như thứ tự thông thường mà Luật Duyên Sinh nói đến. Có nghĩa là bởi vì có sự biến mất của Vô Minh nên có sự biến mất của Hành Nghiệp. Bởi vì có sự chấm dứt của Hành Nghiệp nên có sự chấm dứt của Thức v.v… Đó là xét Lý Duyên Sinh theo chiều ngược. Xét theo chiều ngược không có nghĩa là đi trở lại. Xét theo chiều ngược ở đây là xét theo sự biến mất, ngược với thứ tự khởi sinh.

Như vậy, khi có sự già và chết, bị áp lực của sự già chết thì có sự Vô Minh khởi sinh. Khi đau khổ vì già chết, họ đau khổ từ cái gọi là Lậu Hoặc; trong số các Lậu Hoặc có Vô Minh trong đó. Một khi có Vô Minh thì sẽ có Nghiệp Thiện hay Nghiệp Bất Thiện v.v… Như vậy, vòng luân hồi hay vòng đời sống tiếp tục chuyển biến. Nếu chúng ta không loại trừ được nguyên nhân gốc rễ của nó là những phiền não thì không thể chấm dứt vòng tái sinh.

Ngay cả khi chúng ta hành thiền, đặc biệt là Thiền Minh Sát, chúng ta cắt đứt vòng tái sinh tại một số điểm. Chúng ta không để cho vòng tái sinh diễn biến khi chúng ta hành Thiền Minh Sát. Như các bạn đã biết, khi Hành Thiền Minh Sát bạn có thể phá vỡ sự kết nối giữa Thọ và Ái. Mặc dù có Thọ, nhưng bạn sẽ không có Tham Ái nếu các bạn đang Hành Thiền Minh Sát. Do Hành Thiền Minh Sát bạn có thể cắt đứt một số kết nối trong Luật Duyên Sinh.

Khi bạn đang có một Lạc Thọ, nếu bạn không chánh niệm, không ghi nhận rằng: đây là Lạc Thọ thì bạn sẽ thích thú vào Thọ đó. Như vậy, khi bạn thích Lạc Thọ đó là bạn đã để cho vòng Duyên Sinh hay vòng tái sinh tiếp tục quay. Khi có Khổ Thọ phát sinh thì Lạc Thọ sẽ biến mất và bạn dính mắc vào Lạc Thọ đã mất thì bạn cũng để cho vòng tái sinh tiếp tục chuyển. Bạn có thể có Vô Ký Thọ. Vô Ký Thọ cũng rất tốt, và bạn thích Vô Ký Thọ. Khi bạn thích Vô Ký Thọ, thì một lần nữa bạn để cho bánh xe tái sinh tiếp tục chuyển. Khi thực hành Thiền Minh Sát, bạn cố gắng chánh niệm mỗi khi Thọ chiếm ưu thế. Khi bạn chánh niệm như thế là bạn đang cắt đứt vòng tái sinh. Nếu bạn thành công, hoàn toàn thành công trong việc thực hành của mình, và đạt A La Hán thì bạn sẽ cắt đứt hay hủy diệt hoàn toàn vòng tái sinh.

Những yếu tố trong Lý Duyên Sinh được diễn tả là một khối đau khổ. Khối đau khổ này tiếp tục diễn biến cho đến khi chúng ta loại trừ được hết tất cả các phiền não.

Nếu chúng ta muốn thoát ra khỏi vòng tái sinh, nếu chúng ta muốn đập vỡ vòng tái sinh này và hết khổ thì chúng ta phải làm một cái gì đó để chấm dứt vòng tái sinh tiếp tục di chuyển này. Đó là phải áp dụng chánh niệm vào đối tượng khởi sinh trong giây phút hiện tại. Khi bạn thực hành Thiền Minh Sát là bạn cố gắng chặt đứt hay cắt đứt vòng tái sinh. Bạn cố gắng chấm dứt không để cho vòng tái sinh này tiếp tục quay. Trong mỗi phút giây chánh niệm tốt đẹp, trong mỗi phút giây hiểu biết bản chất thực sự của sự vật thì bạn đã hướng đến việc loại trừ vòng tái sinh.

Với mục đích đó chúng ta hành Thiền Minh Sát. Chúng ta hy vọng rằng: một ngày nào đó chúng ta sẽ hoàn thành mục đích của chúng ta là cắt đứt vòng tái sinh hay vòng hiện hữu này.

*Nếu chúng ta hiểu Lý Duyên Sinh theo cách đơn giản là: Vật gì khởi sinh đều tùy thuộc vào những vật khác. Nhưng nếu chúng ta hiểu Luật Duyên Sinh với toàn thể mô thức của nó thì chúng ta không có thể chỉ nói đơn giản như vậy được, bởi vì tại mỗi phút giây, mỗi khoảnh khắc, chúng ta không thể có trọn đủ mười hai yếu tố.

**Chữ Hành (Saṅkhāra) trong Ngũ Uẩn (Saṅ-khārakkhandha) và chữ Hành trong Luật Duyên Sinh có nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên của chữ Hành là “tạo” hay “sản xuất ra cái gì”. Đây là nghĩa tác động. Nghĩa thứ hai của chữ hành là “được làm ra” hay “được tạo nên”. Đây là nghĩa thụ động. Như vậy, chữ Saṅkhāra (Hành) có hai nghĩa. Thực ra không phải chỉ có hai nghĩa mà còn có những nghĩa khác nữa. Nhưng ở đây chỉ cần hiểu hai nghĩa này. Đó là: “cái gì được tạo ra”, và “cái gì tạo ra cái khác”. Chữ Hành trong Lý Duyên Sinh có nghĩa là Nghiệp (Kamma). Nghiệp là cái gì tạo ra quả của nó. Đó là hiểu chữ Hành theo nghĩa tác động. Nhưng khi chúng ta nói các Hành là Vô Thường (Sabbe saṅkhāra aniccā ti) thì Hành ở đây có nghĩa thụ động. Chữ Saṅkhāra ở đây có nghĩa là tất cả mọi sự vật có điều kiện, nghĩa là những sự vật được tạo ra hay bị điều kiện. Bởi vậy, mỗi khi thấy chữ Saṅkhāra (Hành) trong một bài kinh nào chúng ta phải thận trọng để hiểu nghĩa chính xác của nó. Chúng ta phải biết chúng được hiểu với nghĩa tác động hay nghĩa thụ động. Chữ Saṅkhāra trong Ngũ Uẩn được hiểu theo nghĩa tích cực hay nghĩa tác động, bởi vì chữ Saṅkhārakkhandha trong Ngũ Uẩn được dẫn đầu bởi Cetanā (Sự cố ý) có nghĩa là Hành hay Nghiệp hoặc Hành Nghiệp. Bở vậy, chữ Hành trong Hành Uẩn, phải được hiểu nghĩa tác động, tức là Nghiệp tạo ra một cái gì hay tạo quả. Trong Lý Duyên Sinh, chữ Hành cũng được hiểu theo nghĩa tác động. Câu: “Các Hành đều Vô Thường” trong Pháp Cú Kinh, phải được hiểu theo nghĩa thụ động, có nghĩa là cái được tạo ra. Như vậy, chữ Hành ở đây, chúng ta phải hiểu ít nhất là hai nghĩa.

Mỗi khi chúng ta gặp chữ Hành chúng ta không thể dịch chỉ bằng một chữ tiếng Anh, một chữ tiếng Miến hay một chữ tiếng Việt. Chúng ta phải hiểu tùy theo chữ Hành nằm trong bản kinh nào, nên hiểu chúng theo nghĩa tác động hay nghĩa thụ động. Trong nhiều bản dịch tiếng Pāḷi bây giờ, người ta dịch ra nhiều chữ khác nhau. Tôi không biết họ dịch như vậy có đúng hay không, không biết họ dịch theo nghĩa tác động hay theo nghĩa thụ động. Tốt hơn chúng ta nên dịch là “tạo điều kiện” hay “bị điều kiện” hoặc “cái tạo ra một cái gì” hay “cái được tạo ra”.



source https://theravada.vn/phat-phap-can-ban-phan-1-ly-duyen-sinh/

Tisaṭṭhima pariccheda

Tisaṭṭhima pariccheda

Senāpativadho

1.

Nijāyudhadutiyassa , nikkhamantassa tassa hi;

Taṃ khaṇaṃ purato ko’pi, saṅkhasaddo samuggato.

2.

Tato nekanimittaññū, kumāro taṃ suṇi tva so;

Nipphajjissati saṅkappo, khippaṃ yeveti modavā.

3.

Tattha tattha niyuttānaṃ, rakkhakānamajānataṃ;

Nikkhamitvā purāvīta-bhayo sīhaparakkamo.

4.

Vegena maggaṃ gantvāna, pañcagāvutamattakaṃ;

Badalatthalagāmassa, padesenāti dūrake.

5.

Gāma mekamupāgañci, piliṃ vatthūti saññitaṃ;

Janānaṃ sannipātāya, nijānaṃ so katāvadhi.

6.

Nijāgamanato pubbaṃ, paṭimagge nisīdituṃ;

Paṭiladdhaniyogānaṃ, yeci devāgate tadā.

7.

Tahiṃ ṭhite so passitvā, ettakā kinnu āgatā;

Iti pucchi kumārotha, tepi taṃ ida mabravuṃ.

8.

Lokappavattiṃ sakalaṃ, jānantenāpi sāminā;

Kimeva muccate maccu-bhayaṃ kesaṃ na vijjati.

9.

Bālātānugato sāmi, ṭhito vayasi īdise;

Ajjāpi hi mukhe tuyhaṃ, khīragandho pavāyati.

10.

Na hevatthi visuṃ vitta-jātaṃ saṅgahitaṃ tava;

Tadaññā copakaraṇa-sāmaggī neva vijjate.

11.

Ciramparicitattehi, daḷhaṃ sāruḷabhattihi;

Vinā’mhehi visuṃ kevā’nugantāro janātuvaṃ.

12.

Kiñcāgatānamamhākaṃ, pitā tuyhaṃ narissaro;

Kāressati idaṃ nāma, sabbathā neva ñāyate.

13.

Amhākamantarāmagge , saṅkho nāma camūpati;

Mahabbalo mahāvīro, rajjasīmaṃ tamāvasaṃ.

14.

Paccatthite ṭhapetvaññe, ete katipayā mayaṃ;

Aññamaññamhi niyata-māsaṅkī hadayā bhusaṃ.

15.

Aruṇuggamavelā ca, samāsannatarādhunā;

Iti bhītiṃ pakāsesuṃ, paccekaṃ hadayassitaṃ.

16.

Nisamma tesaṃ vacanaṃ, vidhāya madhuraṃ sitaṃ;

Vītasaṅko kumāro so, mukhāne’saṃ vilokiya.

17.

Caritvāpi mayā saddhi-mete’ho kālamettakaṃ;

Na jāniṃsu mamaṃ sabbe, yesañhi bhayamidisaṃ.

18.

Iti vatvā bhayaṃ tesaṃ, vinodetu mupaṭṭhitaṃ;

Sīhanādaṃ tadā’kāsi, mahantaṃ sīhavikkamo.

19.

Tiṭṭhantu mānusā sabbe, mayi hatthagatāyudhe;

Sakko devānamindopi, kupito kiṃ karissati.

20.

Bāloti maṃ cintaya taṃ, jātā vo kumatīdisī;

Parikkhīyati te jāṇā, navayo’ti na kiṃ sutaṃ.

21.

Ajjeva kātumekena, kammunā cintitena me;

Sadesapara desaṭṭhā, bhayabhattī yathāmayi.

22.

Karissanti yathā vedaṃ, bhayaṃ tumhe jahissatha;

Tathā rattiyametāya, vibhātāmaya khaṇena me.

23.

Unnate dassayissāmi, buddhi sāhasavikkame;

Anudhāvati maṃ tāta, setehi yadi vo bhayaṃ.

24.

Purato hotha tumhehi, vatvā te gahitāyudho;

Sāhasekaraso vīro, tamhā nikkhamma gāmato.

25.

Udayā’calasīsaṭṭhaṃ, jetumādiccamaṇḍalaṃ;

Aparaṃ ravi bimbaṃva, pacchimā sā mukhoditaṃ.

26.

Tejasā pasarantena, janānaṃ pavikāsayaṃ;

Netambujavanaṃ pāto, badalatthalimāgami.

27.

Jaghasaṅkhassarenā’tha, senā nātho pabujjhiya;

Sañjātasambhamo ñatvā, rājaputtamupāgataṃ.

28.

Saddhiṃ balena mahatā, padhuggammakatādaro;

Paṇāmamucitaṃ kattu-mānato vasudhātale.

29.

Amhākamesajīvanto, kiṃ nāmatthaṃ karissati;

Māretabbo’dhuneveti, passante samukhaṃ bhaṭe.

30.

Nevā’diṭṭhāparādhassa, maraṇaṃ puriso citaṃ;

Vadho virodhe sakkā’ti, iṅgitena nivāriya.

31.

Senāpatissa so hatthaṃ, gahetvā sīhasannibho;

Bhāsanto madhuraṃ vācaṃ, tassevā’gañchi mandiraṃ.

32.

Athassa gamanaṃ rañño, bhavitabbamajānatā;

Sarūpaṃ yāva jānāmi, tāvassete sahāgatā.

33.

Yathā na sahitā honti, ṭhapetabbā visuṃ visuṃ;

Kumāro’va mamāgāre, vasatū’ti vicintiya.

34.

Tathā senāpati katvā, vañcetuṃ taṃ mahāmatiṃ;

Dassetvā’ti thīsakkāraṃ, rañño dūte sa pesayi.

35.

Kumāro’tha viditvāna, tena taṃ vañcanaṃ kataṃ;

Kattabbametthā’katvāha, mudāsīno bhave yadi.

36.

Icchitatthassa nipphatti, na me jātu bhavissati;

Ayaṃ tāvā’dhunāvassaṃ, māretabboti cintiya.

37.

Sahāgataṃ payojetvā, ghātāpayi camūpatiṃ;

Hato senādhinātho’ti, mahantaṃ khubhitaṃ ahu.

38.

Senānāthabhaṭo eko, sutvā senāpatiṃ hataṃ;

Māraṇaṃ sāmino mayhaṃ, kiṃ nimittamīti bravi.

39.

Nettiṃ sapāṇī sahasā, kumāraṃ ṭhitamekakaṃ;

Abhidāvi sasāmissa, paricattattajīvino.

40.

Kumārassa mukhaṃ disvā, vedhamāno bhayena so;

Pure ṭhātumasakkonto, pādamūle tato sayi.

41.

Gaṇhathe’tantivacanā-kumārassa puretaraṃ;

Tasseveko sahacaro, bhaṭametaṃ vighātayi.

42.

Niyogaṃ me vinā tena, kataṃ kammaṃ na yujjati;

Iti daṇḍanametassa, kārāpesiyathocitaṃ.

43.

Atha taṃ kālayambhūta-saṅkhobhamatibhiṃsanaṃ;

Bhamukkhipanamattena, rājaputto samaṃ nayi.

44.

Vīro yasodharadhano dhitimā kumāro;

Vīropakāracaturo varakittisāro;

Senindasañcitamanappadhanaṃ bhaṭānaṃ;

Sabbaṃ visajjayi yathāruciyā gahetuṃ.

Sujanappasādasaṃvegatthāya kate mahāvaṃse

Senāpativadho nāma

Tisaṭṭhimo paricchedo.



source https://theravada.vn/tisa%e1%b9%ad%e1%b9%adhima-pariccheda/

TẠNG KINH – TIỂU BỘ – MILINDA VẤN ĐẠO – NGÀI INDACANDA DỊCH

  Vị vua ấy tên là Milinda ở kinh thành Sāgalā đã đi đến gặp Nāgasena, ví như dòng sông Gaṅgā đi đến với biển cả.  Sau khi đi đến gần vị có ...