Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

TẠNG LUẬT – ĐẠI PHẨM – TẬP MỘT

 Đức Phật của chúng ta sau khi trải qua vô số kiếp thực hành các pháp toàn hảo và lần lượt tiếp nhận sự thọ ký của hai mươi bốn vị Phật tiền nhiệm rồi đã chứng quả Toàn Giác vào năm 623 trước Tây Lịch. Ngài đã thuyết giảng bài Pháp đầu tiên, tức là bài Kinh Chuyển Pháp Luân, ở tại Migadāya thành Bārāṇasī. Lời giảng dạy của đức Phật được biết đến với nhiều tên gọi: Giáo Pháp, Chánh Pháp, Pháp và Luật, Phạm Hạnh là một số tên gọi đã được nói đến. Đức Phật đã nói với vị trưởng lão Ānanda rằng: “Sau khi ta Niết Bàn, chính các Pháp và Luật đã được ta giảng dạy sẽ là thầy của các ngươi.” Điều ấy có nghĩa là Giáo Pháp của đức Phật sẽ là kim chỉ nam cho các vị tỳ khưu tu tập. Tuy nhiên, ngay sau sự ra đi của đức Phật vị tỳ khưu tên Subhadda đã có quan điểm rằng: “Bởi vì đức Phật đã không còn, các đệ tử của Ngài có thể sống cuộc sống theo như ước muốn của mình.” Và còn có những vị tỳ khưu khác như Devadatta, Sunakkhatta, Ariṭṭha ngay lúc đức Phật còn tại tiền cũng đã có các suy nghĩ như vị tỳ khưu Subhadda.

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/tang-luat-dai-pham-tap-mot-2/

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2020

TẠNG LUẬT – ĐẠI PHẨM – TẬP HAI

 Đức Phật của chúng ta sau khi trải qua vô số kiếp thực hành các pháp toàn hảo và lần lượt tiếp nhận sự thọ ký của hai mươi bốn vị Phật tiền nhiệm rồi đã chứng quả Toàn Giác vào năm 623 trước Tây Lịch. Ngài đã thuyết giảng bài Pháp đầu tiên, tức là bài Kinh Chuyển Pháp Luân, ở tại Migadāya thành Bārāṇasī. Lời giảng dạy của đức Phật được biết đến với nhiều tên gọi: Giáo Pháp, Chánh Pháp, Pháp và Luật, Phạm Hạnh là một số tên gọi đã được nói đến. Đức Phật đã nói với vị trưởng lão Ānanda rằng: “Sau khi ta Niết Bàn, chính các Pháp và Luật đã được ta giảng dạy sẽ là thầy của các ngươi.” Điều ấy có nghĩa là Giáo Pháp của đức Phật sẽ là kim chỉ nam cho các vị tỳ khưu tu tập. Tuy nhiên, ngay sau sự ra đi của đức Phật vị tỳ khưu tên Subhadda đã có quan điểm rằng: “Bởi vì đức Phật đã không còn, các đệ tử của Ngài có thể sống cuộc sống theo như ước muốn của mình.” Và còn có những vị tỳ khưu khác như Devadatta, Sunakkhatta, Ariṭṭha ngay lúc đức Phật còn tại tiền cũng đã có các suy nghĩ như vị tỳ khưu Subhadda.

Tuy nhiên, khi vấn đề liên quan đến Giáo Pháp của đấng Toàn Giác vừa mới nảy sinh, các vị A-la-hán hộ trì Giáo Pháp như Ngài Mahā Kassapa và Ngài Upāli đã nghĩ đến sự cần thiết của việc bảo vệ tính chất thuần khiết của Giáo Pháp. Do đó, vào ngày thứ hai của tháng thứ tư sau khi đức Phật Niết Bàn, cuộc Kết Tập lần thứ nhất đã được thực hiện với sự tham dự của năm trăm vị A-la-hán tại hang động Sattapaṇṇī dưới sự bảo trợ của đức vua Ajātasattu (A-xà-thế). Cuộc Kết Tập Giáo Pháp được tiến hành bởi các vị tỳ khưu Mahā- kassapa, Ānanda, Upāli, và các vị Thánh A-la-hán khác đã là nền tảng cho các cuộc kết tập về sau. Chú Giải đề cập rằng cuộc Kết Tập Giáo Pháp này đã được tất cả các vị tỳ khưu thừa nhận. Cuộc Kết Tập Giáo Pháp lần thứ nhất này còn được gọi là Cuộc Kết Tập về Luật của năm trăm vị vì có liên quan đến các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng (khuddānukhuddakasikkhā). Giáo Pháp của đức Phật đã được phân chia thành Tạng (Piṭaka) trong cuộc kết tập này.

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/tang-luat-dai-pham-tap-hai-2/

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

TẠNG LUẬT – BỘ PĀCITTIYA PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU NI

 Đức Phật của chúng ta sau khi trải qua vô số kiếp thực hành các pháp toàn hảo và lần lượt tiếp nhận sự thọ ký của hai mươi bốn vị Phật tiền nhiệm rồi đã chứng quả Toàn Giác vào năm 623 trước Tây Lịch. Ngài đã thuyết giảng bài Pháp đầu tiên, tức là bài Kinh Chuyển Pháp Luân, ở tại Migadāya thành Bārāṇasī. Lời giảng dạy của đức Phật được biết đến với nhiều tên gọi: Giáo Pháp, Chánh Pháp, Pháp và Luật, Phạm Hạnh là một số tên gọi đã được nói đến. Đức Phật đã nói với vị trưởng lão Ānanda rằng: “Sau khi ta Niết Bàn, chính các Pháp và Luật đã được ta giảng dạy sẽ là thầy của các ngươi.” Điều ấy có nghĩa là Giáo Pháp của đức Phật sẽ là kim chỉ nam cho các vị tỳ khưu tu tập. Tuy nhiên, ngay sau sự ra đi của đức Phật vị tỳ khưu tên Subhadda đã có quan điểm rằng: “Bởi vì đức Phật đã không còn, các đệ tử của Ngài có thể sống cuộc sống theo như ước muốn của mình.” Và còn có những vị tỳ khưu khác như Devadatta, Sunakkhatta, Ariṭṭha ngay lúc đức Phật còn tại tiền cũng đã có các suy nghĩ như vị tỳ khưu Subhadda.

Tuy nhiên, khi vấn đề liên quan đến Giáo Pháp của đấng Toàn Giác vừa mới nảy sinh, các vị A-la-hán hộ trì Giáo Pháp như Ngài Mahā Kassapa và Ngài Upāli đã nghĩ đến sự cần thiết của việc bảo vệ tính chất thuần khiết của Giáo Pháp. Do đó, vào ngày thứ hai của tháng thứ tư sau khi đức Phật Niết Bàn, cuộc Kết Tập lần thứ nhất đã được thực hiện với sự tham dự của năm trăm vị A-la-hán tại hang động Sattapaṇṇī dưới sự bảo trợ của đức vua Ajātasattu (A-xà-thế). Cuộc Kết Tập Giáo Pháp được tiến hành bởi các vị tỳ khưu Mahā- kassapa, Ānanda, Upāli, và các vị Thánh A-la-hán khác đã là nền tảng cho các cuộc kết tập về sau. Chú Giải đề cập rằng cuộc Kết Tập Giáo Pháp này đã được tất cả các vị tỳ khưu thừa nhận. Cuộc Kết Tập Giáo Pháp lần thứ nhất này còn được gọi là Cuộc Kết Tập về Luật của năm trăm vị vì có liên quan đến các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng (khuddānukhuddakasikkhā). Giáo Pháp của đức Phật đã được phân chia thành Tạng (Piṭaka) trong cuộc kết tập này.

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/tang-luat-bo-pacittiya-phan-tich-gioi-ty-khuu-ni-2/

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2020

TẠNG LUẬT – BỘ PĀCITTIYA PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU – TẬP 2

 Đức Phật của chúng ta sau khi trải qua vô số kiếp thực hành các pháp toàn hảo và lần lượt tiếp nhận sự thọ ký của hai mươi bốn vị Phật tiền nhiệm rồi đã chứng quả Toàn Giác vào năm 623 trước Tây Lịch. Ngài đã thuyết giảng bài Pháp đầu tiên, tức là bài Kinh Chuyển Pháp Luân, ở tại Migadāya thành Bārāṇasī. Lời giảng dạy của đức Phật được biết đến với nhiều tên gọi: Giáo Pháp, Chánh Pháp, Pháp và Luật, Phạm Hạnh là một số tên gọi đã được nói đến. Đức Phật đã nói với vị trưởng lão Ānanda rằng: “Sau khi ta Niết Bàn, chính các Pháp và Luật đã được ta giảng dạy sẽ là thầy của các ngươi.” Điều ấy có nghĩa là Giáo Pháp của đức Phật sẽ là kim chỉ nam cho các vị tỳ khưu tu tập. Tuy nhiên, ngay sau sự ra đi của đức Phật vị tỳ khưu tên Subhadda đã có quan điểm rằng: “Bởi vì đức Phật đã không còn, các đệ tử của Ngài có thể sống cuộc sống theo như ước muốn của mình.” Và còn có những vị tỳ khưu khác như Devadatta, Sunakkhatta, Ariṭṭha ngay lúc đức Phật còn tại tiền cũng đã có các suy nghĩ như vị tỳ khưu Subhadda.

Tuy nhiên, khi vấn đề liên quan đến Giáo Pháp của đấng Toàn Giác vừa mới nảy sinh, các vị A-la-hán hộ trì Giáo Pháp như Ngài Mahā Kassapa và Ngài Upāli đã nghĩ đến sự cần thiết của việc bảo vệ tính chất thuần khiết của Giáo Pháp. Do đó, vào ngày thứ hai của tháng thứ tư sau khi đức Phật Niết Bàn, cuộc Kết Tập lần thứ nhất đã được thực hiện với sự tham dự của năm trăm vị A-la-hán tại hang động Sattapaṇṇī dưới sự bảo trợ của đức vua Ajātasattu (A-xà-thế). Cuộc Kết Tập Giáo Pháp được tiến hành bởi các vị tỳ khưu Mahā- kassapa, Ānanda, Upāli, và các vị Thánh A-la-hán khác đã là nền tảng cho các cuộc kết tập về sau. Chú Giải đề cập rằng cuộc Kết Tập Giáo Pháp này đã được tất cả các vị tỳ khưu thừa nhận. Cuộc Kết Tập Giáo Pháp lần thứ nhất này còn được gọi là Cuộc Kết Tập về Luật của năm trăm vị vì có liên quan đến các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng (khuddānukhuddakasikkhā). Giáo Pháp của đức Phật đã được phân chia thành Tạng (Piṭaka) trong cuộc kết tập này.

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/tang-luat-bo-pacittiya-phan-tich-gioi-ty-khuu-tap-2-2/

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

TẠNG LUẬT – BỘ PĀRĀJIKA PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU – TẬP 1

 

Đức Phật của chúng ta sau khi trải qua vô số kiếp thực hành các pháp toàn hảo và lần lượt tiếp nhận sự thọ ký của hai mươi bốn vị Phật tiền nhiệm rồi đã chứng quả Toàn Giác vào năm 623 trước Tây Lịch. Ngài đã thuyết giảng bài Pháp đầu tiên, tức là bài Kinh Chuyển Pháp Luân, ở tại Migadāya thành Bārāṇasī. Lời giảng dạy của đức Phật được biết đến với nhiều tên gọi: Giáo Pháp, Chánh Pháp, Pháp và Luật, Phạm Hạnh là một số tên gọi đã được nói đến. Đức Phật đã nói với vị trưởng lão Ānanda rằng: “Sau khi ta Niết Bàn, chính các Pháp và Luật đã được ta giảng dạy sẽ là thầy của các ngươi.” Điều ấy có nghĩa là Giáo Pháp của đức Phật sẽ là kim chỉ nam cho các vị tỳ khưu tu tập. Tuy nhiên, ngay sau sự ra đi của đức Phật vị tỳ khưu tên Subhadda đã có quan điểm rằng: “Bởi vì đức Phật đã không còn, các đệ tử của Ngài có thể sống cuộc sống theo như ước muốn của mình.” Và còn có những vị tỳ khưu khác như Devadatta, Sunakkhatta, Ariṭṭha ngay lúc đức Phật còn tại tiền cũng đã có các suy nghĩ như vị tỳ khưu Subhadda.

Tuy nhiên, khi vấn đề liên quan đến Giáo Pháp của đấng Toàn Giác vừa mới nảy sinh, các vị A-la-hán hộ trì Giáo Pháp như Ngài Mahā Kassapa và Ngài Upāli đã nghĩ đến sự cần thiết của việc bảo vệ tính chất thuần khiết của Giáo Pháp. Do đó, vào ngày thứ hai của tháng thứ tư sau khi đức Phật Niết Bàn, cuộc Kết Tập lần thứ nhất đã được thực hiện với sự tham dự của năm trăm vị A-la-hán tại hang động Sattapaṇṇī dưới sự bảo trợ của đức vua Ajātasattu (A-xà-thế). Cuộc Kết Tập Giáo Pháp được tiến hành bởi các vị tỳ khưu Mahā- kassapa, Ānanda, Upāli, và các vị Thánh A-la-hán khác đã là nền tảng cho các cuộc kết tập về sau. Chú Giải đề cập rằng cuộc Kết Tập Giáo Pháp này đã được tất cả các vị tỳ khưu thừa nhận. Cuộc Kết Tập Giáo Pháp lần thứ nhất này còn được gọi là Cuộc Kết Tập về Luật của năm trăm vị vì có liên quan đến các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng (khuddānukhuddakasikkhā). Giáo Pháp của đức Phật đã được phân chia thành Tạng (Piṭaka) trong cuộc kết tập này.

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/tang-luat-bo-parajika-phan-tich-gioi-ty-khuu-tap-1-2/

Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

2. Bài Giảng Ngày Thứ Nhất | S.N.Goenka - Pháp Môn Niệm Thọ

 

Vượt Qua Chướng Ngại – Pa Auk Tawya Sayadaw – TK Pháp Thông Dịch

 Trong kinh Anguttara Nikāya (Tăng Chi Kinh), Đức Phật có nói:

“Có năm cấu uế của tâm, do bị các cấu uế này làm cho suy yếu tâm không dễ uốn nắn, không dễ sử dụng, không chói sáng và vững chắc, không thể tập trung tốt vào việc đoạn trừ các lậu hoặc. Năm cấu uế ấy là gì? Đó là: tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử -hối quá và hoài nghi.”
Chú thích: Lậu hoặc (āsava) có bốn: dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu.

“Nhưng khi tâm được giải thoát khỏi năm cấu uế này, nó sẽ dễ uốn nắn, dễ sử dụng, chói sáng, vững chắc, và sẽ tập trung tốt vào việc đoạn trừ các lậu hoặc. Bất cứ pháp gì có thể chứng đắc bằng thắng trí (tuệ căn), vị ấy có thể hướng tâm đến pháp ấy, trong mỗi trường hợp, nếu các điều kiện ấy đầy đủ, vị ấy có khả năng để chứng đắc.”

Trong một bài kinh khác của cùng cuốn sách (Anguttara Nikāya), Đức Phật dạy như vầy:

“Có năm chướng ngại và triền cái, một pháp bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng. Sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử-hối quá… hoài nghi là những chướng ngại và triền cái, bao phủ tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng. Không vượt qua được năm chướng ngại này, vị Tỳ kheo thiếu sức mạnh và năng lực như vậy, không thể biết được lợi ích của mình, lợi ích của người, và lợi ích của cả hai; vị ấy cũng không thể chứng đắc siêu nhân pháp, tri kiến thù thắng giúp cho sự chứng đạt thánh quả.
Nhưng khi một vị Tỳ kheo đã vượt qua năm chướng ngại và triền cái, những bao phủ của tâm làm cho tuệ giác mất tác dụng này, vị ấy có thể biết được lợi ích của mình, lợi ích của người, và lợi ích của cả hai; vị ấy sẽ có thể chứng đắc siêu nhân pháp, tri kiến thù thắng giúp cho sự chứng đạt thánh quả.”

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/vuot-qua-chuong-ngai-pa-auk-tawya-sayadaw-tk-phap-thong-dich/

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

1. Lời Giới Thiệu | S.N.Goenka - Pháp Môn Niệm Thọ

 

Vấn Đáp Thiền Sư Pa Auk – Tỳ Khưu Pháp Thông Dịch Việt

 – Câu Hỏi 120 (Ariyadhamma Mahathera): Chúng ta khắc phục năm triền cái như thế nào?

Trả Lời Câu Hỏi 120: Trong lúc hành thiền, chúng ta phải luôn giữ chánh niệm, tập trung trên đề mục thiền của chúng ta. Như vậy chúng ta sẽ dần dần vượt qua được năm triền cái. Chẳng hạn như khi chúng ta hành niệm hơi thở (ānāpānasati), nếu chúng ta giữ cho niệm của chúng ta tập trung trên hơi thở, sức tập trung của chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ. Khi năm thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc và định) xuất hiện, lúc đó chúng ta có thể khắc phục được năm triền cái.

Trong các bản kinh, Đức Phật cũng đề cập đến những phương pháp khác để vượt qua năm triền cái. Chẳng hạn, nhờ quán tử thi, chúng ta có thể khắc phục được dục tham triền cái; nhờ hành tâm từ chúng ta có thể khắc phục được sân triền cái; nhờ quán tưởng ánh sáng, chúng ta có thể vượt qua được hôn trầm và thuỵ miên triền cái. Bất cứ chúng ta hành phương pháp gì, chúng ta cũng nên tập trung tốt vào đề mục thiền của chúng ta, đặc biệt là niệm hơi thở. Lúc dó chúng ta có thể vượt qua được trạo cử và hối hận triền cái. Tuỳ niệm ân đức Phật có thể giúp chúng ta vượt qua được hoài nghi triền cái.

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/van-dap-thien-su-pa-auk-ty-khuu-phap-thong-dich-viet/

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

[Khoá Vipassana 10 Ngày] - 01. THIỀN ANAPANA QUAN SÁT HƠI THỞ – NGÀY 1 - Thiền Sư S.N. Goenka

 

Vấn Đáp Thiền Sư Pa Auk – Tỳ Khưu Pháp Thông Dịch Việt

 Vấn Đáp Thiền Sư Pa Auk – Tỳ Khưu Pháp Thông Dịch Việt

– Câu Hỏi 120 (Ariyadhamma Mahathera): Chúng ta khắc phục năm triền cái như thế nào?

Trả Lời Câu Hỏi 120: Trong lúc hành thiền, chúng ta phải luôn giữ chánh niệm, tập trung trên đề mục thiền của chúng ta. Như vậy chúng ta sẽ dần dần vượt qua được năm triền cái. Chẳng hạn như khi chúng ta hành niệm hơi thở (ānāpānasati), nếu chúng ta giữ cho niệm của chúng ta tập trung trên hơi thở, sức tập trung của chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ. Khi năm thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc và định) xuất hiện, lúc đó chúng ta có thể khắc phục được năm triền cái.

Trong các bản kinh, Đức Phật cũng đề cập đến những phương pháp khác để vượt qua năm triền cái. Chẳng hạn, nhờ quán tử thi, chúng ta có thể khắc phục được dục tham triền cái; nhờ hành tâm từ chúng ta có thể khắc phục được sân triền cái; nhờ quán tưởng ánh sáng, chúng ta có thể vượt qua được hôn trầm và thuỵ miên triền cái. Bất cứ chúng ta hành phương pháp gì, chúng ta cũng nên tập trung tốt vào đề mục thiền của chúng ta, đặc biệt là niệm hơi thở. Lúc dó chúng ta có thể vượt qua được trạo cử và hối hận triền cái. Tuỳ niệm ân đức Phật có thể giúp chúng ta vượt qua được hoài nghi triền cái.

– Câu Hỏi 121: Trong lúc chúng ta đang ở trong định sâu, liệu có thể có bất kỳ tư duy linh tinh nào hay ý nghĩ đường đột nào xen vào không?

Trả Lời Câu Hỏi 121: Trong an chỉ định, hay trong bậc thiền (Jhāna) không thể có bất kỳ tư duy linh tinh hay ý nghĩ đường đột nào, bởi vì lúc đó hành giả chỉ tập trung vào tợ tướng (nimitta) của mình mà thôi. Nếu trong thời gian hành giả đang tập trung vào nimitta của mình mà có bất kỳ ý nghĩ đường đột nào xuất hiện, điều đó có nghĩa là hành giả đã xuất khỏi thiền, hành giả không còn ở trong thiền chứng ấy nữa. Lấy niệm hơi thở làm ví dụ, nếu một người hành thiền muốn nhập thiền, họ phải tập trung toàn triệt vào tợ tướng hơi thở (ānāpāna paṭibhāga nimitta) và phải bị thu hút hoàn toàn vào paṭibhāga nimitta. Ngoài tợ tướng —paṭibhāga nimitta ra, nếu không có ý nghĩ nào khác, thì người ấy kể như đã tập trung vào tợ tướng một trăm phần trăm. Song nếu vào lúc đó, có bất kỳ ý nghĩ linh tinh hay ý nghĩ đường đột nào khởi lên, thì có nghĩa rằng người hành thiền đã xuất khỏi thiền và không còn ở trong bậc thiền nữa.

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/van-dap-thien-su-pa-auk-ty-khuu-phap-thong-dich-viet/

TÍCH KISA GOTAMI CẦU XIN ĐỨC PHẬT LÀM CON MÌNH SỐNG LẠI

 

TỲ KHƯU NI KISĀ GOTAMĪ

Vị tỳ khưu ni này đã có căn duyên sâu dày từ quá khứ, là cô công chúa thứ năm trong bảy chị em như đã kể trong nhiều truyện trước. Do phước báo bất đồng, cô sinh ra trong thời Đức Phật Gotama, tại kinh thành Sāvatthi ở một gia đình triệu phú bị sạt nghiệp, tài sản bị khánh tận nên đời sống vật chất vô cùng khó khăn.

Từ nhỏ, cô tên là Gotamī, nhưng do có một thân hình gầy gò, mảnh khảnh (kisa) nên mọi người thường gọi là Kisā Gotamī.

Lớn lên, về nhà chồng, ngoại trừ được chồng thương yêu còn mọi người ai cũng không ưa cô, khinh ghét cô vì là con nhà nghèo. Tuy nhiên, khi cô sinh được một đứa bé trai kháu khỉnh, dễ thương thì ai cũng thay đổi thái độ.

Nhìn đứa bé biết đi, biết chạy, bụ bẫm, hồng hào, xinh đẹp, cô rất được an ủi, là niềm vui cho cô, niềm tự hào của cô. Tuy nhiên, từ trong sâu thẳm tâm hồn, cô đã chớm nở một nỗi buồn: “Trước đây họ khinh ghét ta, đối xử với ta không ra gì; nhưng khi sinh cho họ một đứa bé trai mạnh khỏe, đẹp như thiên thần thì họ thay đổi thái độ. Hóa ra, tâm địa con người là thế sao?!”

Nhờ nuôi dưỡng chu đáo, sự chăm sóc tế nhị của người mẹ, đứa bé càng ngày ngoan ngoãn, dễ thương, được mọi người yêu quý, nâng bồng, cưng chiều như bảo vật. Riêng nàng, nàng biết rõ, nó chính là mạng sống thứ hai của nàng.

Tuy nhiên, vô thường không vị nể một ai. Hôm kia, đùng một cái, một căn bệnh cấp tính, không rõ nguyên do, tử thần lạnh lùng và tàn nhẫn lấy lưỡi hái đoạn lìa mạng sống của đứa trẻ chẳng chút xót thương. Như điên như cuồng, cô Kisā Gotamī, ẵm bồng xác đứa nhỏ trên tay đi lang thang khắp hang cùng, ngõ hẻm nhờ người cứu chữa! Cô không tin nó đã thật sự chết. Ai cũng đưa mắt cám cảnh thương hại, nhưng thuốc nào có thể cứu được xác chết?

Có một lão trượng, một người hiền, thoáng nhìn qua đã biết rõ cô gái trẻ vì thương con nên đã bấn loạn tâm thần rồi, mọi lời khuyên đều vô ích. Trên thế gian này, có một người, có thể cảm hóa, chuyển hóa trạng thái rối loạn tâm lý của cô được, bèn nói:

– Này con gái! Hãy đi đến đại tịnh xá Kỳ Viên. Đức Thế Tôn, bậc Toàn Giác ấy có khả năng làm được những điều kỳ diệu mà thế gian này không ai sánh bằng đâu. Ngài là bậc Đại Lương Y đời nay đấy!

Nghe lời, cô gái ôm xác con hỏi đường đến đại tịnh xá.

Đức Phật đã biết rõ từ lâu lắm về cô gái đã trầm luân lưu lạc này, cho nên, hôm đó ngài đã cố ý chờ đợi. Khi cô gái khóc lóc thảm sầu, bi thương nhờ Đức Phật cho một phương thuốc thần để cứu con trai thì ngài sử dụng tâm từ rồi nói rằng:

– Này Kisā Gotamī! Như Lai cứu được con trai của con đấy, nhưng với một điều kiện…

Cô gái nín thở, thôi khóc, đôi mắt mở lớn, chờ đợi… thì Đức Phật nói tiếp:

– Như Lai chỉ cần một nhúm hạt cải thôi. Nhưng hạt cải ấy, con phải đi xin từng nhà, hạt cải nào ở trong gia đình nào không có người chết thì hạt cải ấy mới linh nghiệm, mới cứu sống nổi con trai của con.

Chuyện kể rằng, thế là cô gái ẵm xác con trai đi gõ cửa từng nhà, xin nhúm hạt cải trong gia đình không có người chết thì bên tai cô thường nghe được những câu trả lời như sau:

– Không có người chết à? Chuyện mới lạ lùng!

– Cha tôi chết, mẹ tôi chết, cháu tôi chết… mới đây thôi là đã năm bảy người chết trong gia đình này rồi!

– Hạt cải thì không thiếu, có thể giúp cô một nắm hạt cải giống cũng không sao! Nhưng mà này! Con cái, cháu chắt nội ngoại trong cái gia đình này thì thiêu xác cả đống ngoài nghĩa địa kìa!

Chỉ cần mấy hôm đi khắp thành phố là cô gái chợt sực tỉnh: “Đâu cũng có người chết, chẳng có gia đình nào mà không có người chết! Đức Thế Tôn đã dạy ta rất tế nhị, rất là có ý vị để ta nhận chân sự thật của đời người!”

Nghĩ thế xong, cô gái lặng lẽ ôm xác con trai ra nghĩa địa, nhẹ nhàng đặt lên một mô cỏ. Tâm cô chìm lắng rất sâu. Có lẽ cánh cửa huyền mật do căn duyên sâu dày từ quá khứ đã hé mở. Cô nhìn vào bên trong. Cô nhìn ra thế gian, thế giới.

Ngay khoảnh khắc ấy, sát-na ấy, Đức Phật sử dụng năng lực thần thông để giúp cô tỉnh táo hoàn toàn, sang suốt hoàn toàn. Và cô đã thốt lên giữa hư không một bài kệ như sau:

Pháp này không dành riêng cho một làng, một xóm, một gia đình nào. Nó không thiên vị một ai. Là chung cho nhân loại, súc sanh, ma vương, chư thiên và cả phạm thiên. Đó là pháp vô thường vậy!
(Kệ Pāḷi: “Nagāma dhammo, nigamassa dhammo. Na capiyaṃ ekakulassa dhammo. Sabbassa lokassa sadevakassa. Eseva dhammo yad’idaṃ aniccatā”)

Trở lại Kỳ Viên hoàn toàn với một con người mới, rất tỉnh táo, cô quỳ sụp xuống chân Đức Phật, ngài hỏi:

– Này Kisā Gotamī! Hạt cải đâu? Con đã tìm ra hạt cải trong gia đình không có người chết chưa?

– Bạch Đức Thế Tôn! Hạt cải ấy nó đã làm xong nhiệm vụ của nó rồi. Sứ mạng ấy đã hoàn tất. Con đã thấy rõ lý vô thường của đời người. Xin Đức Đạo sư chỉ dạy tiếp cho con!

Đức Phật thuyết cho cô gái một thời pháp ngắn, ngài nói với đại ý rằng, đi trên cuộc đời, sống trên cuộc đời, trên hành trình xuôi ngược, chúng sanh thường không có một mục đích chân thực nào cả. Chỗ nào cũng hư dối, không thật. Chỗ nào cũng ảo giác, ảo vọng. Chỗ nào cũng hư vô và bóng đêm. Nên thường đau khổ trùng trùng. Là kẻ trí có con mắt sáng, khi mắt đã mở ra rồi, đã thấy một phần sự thật rồi thì chỉ còn cần tinh tấn nỗ lực để lên đường. Biết bao kẻ ngu si, thu nhặt hoa của dục lạc, thu nhặt hương của dục lạc, thu nhặt những đối tượng khả ý, khả ái, khả lạc! Nếu cứ đắm say, đam luyến, tham nhiễm trên lộ trình thì tử thần sẽ không tha lưỡi hái cho người ấy. Một lúc nào đó, sự chết, sự đau khổ, sự thống khổ sẽ như một cơn lũ lớn cuốn phăng cả một ngôi làng đang say ngủ! Lời và ý của đoạn thuyết giảng ấy được tóm tắt trong bài kệ sau đây:

Ai còn thu nhặt hoa hương
Đắm say, tham nhiễm bên đường biết hay?
Tử thần mang kẻ ấy ngay
Như cơn lũ cuốn ngủ say cả làng!
(“Pupphāni h’eva pacinantaṃ byāssattamanasaṃ naraṃ; suttaṃ gāmaṃ mahogho’va maccu ādāya gacchati” – PC 47)

Câu kệ chấm dứt, cô gái Kisā Gotamī đắc quả Nhập Lưu và xin xuất gia. Cô đi vòng về hướng tay phải quanh Đức Phật ba vòng, đảnh lễ ngài như đảnh lễ người cho nàng sự sống lần thứ hai, sống trong giáo pháp thanh tịnh. Đức Phật gửi cô sang Ni viện, cho thọ đại giới và cô đã tu tập rất tinh cần. Chỉ trong một thời gian ngắn, cô đã đi qua các tầng thiền định; và trong lúc cô đang tinh cần thiền quán thì cô nghe được lời Đức Phật bằng khả năng thắng trí đã thốt bên tai cô rằng:

Trăm năm sống có ích gì
Chẳng thấy bất tử, vô vi pháp hành
Một ngày quả thật trọn lành
Sống đời chứng ngộ Vô Sanh Niết-bàn!
(“Yo ca vassataṃ jīve apassaṃ amataṃ padaṃ, ekāhaṃ jīvitaṃ seyyo passato amataṃ padaṃ!” PC 114)

Thế là cô đã thành tựu rốt ráo cứu cánh phạm hạnh nhẹ nhàng như dòng nước tự động trôi chảy khi lực đẩy đã có đà. Và những thắng trí dường như cũng tự động tìm đến mà không qua một kiên trì kịch liệt nào! Cũng như các vị công chúa khác, cô thấy rõ mình có căn duyên từ thời Đức Chánh Đẳng Giác Padumuttara, từ thời Đức Phật Kassapa ra sao. Và hiện nay, họ đã hội ngộ một cách ngoạn mục trong giáo pháp này. Cô còn biết, cả sáu người đều đắc quả Arahán, thắng trí cùng những khả năng khác nhau trên lộ trình hoằng pháp; nhờ vậy, giáo hội mới trở nên phong phú, lắm hoa hương, đa sắc màu để phục vụ chúng sanh. Riêng cô công chúa út, Visākhā, chưa rốt ráo phạm hạnh, nhưng vị thế của cô, vai trò của cô, sứ mạng của cô lại càng vi diệu, thù thắng hơn, khó đo đạc và không thể tỷ lượng vậy.

Kisā Gotanmī chỉ một lần sinh nở, chỉ một lần mất con mà cô đã cảm nhận rất sâu sắc toàn bộ cuộc tử sinh, toàn bộ sự thống khổ của trần gian nên những lời pháp của cô thường dễ tác động vào lòng người, giúp họ trở về với đức tin chân chính, sống với giáo pháp.

Sau này, tỳ khưu ni Kisā Gotamī được biết đến như một người sống hạnh tri túc, tri chỉ quá nghiêm túc và khắc khổ, từ vật thực, sàng tọa cho đến cả ba y. Cô luôn luôn đi ra các nghĩa địa, lượm tìm vải bó tử thi, dầu thô, dầu mịn không cần thiết rồi tự tay mình may cắt, tự vá, tự đắp những tấm cà-sa cho mình, trông rất xấu và thô vụng. Vị tỳ khưu ni này đã được Đức Phật tuyên dương trước hội chúng Ni là “đệ nhất về hạnh mặc y thô tháo” thì thật là chính danh vậy.

Theo nguồn: https://theravada.vn/tich-kisa-gotami-cau-xin-duc-phat-lam-con-minh-song-lai/ 

(1) Căn Bản Thiền Minh Sát - Thiền Sư Mahasi


Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Tứ Niệm Xứ Giảng Giải – Thiền Sư S.N. Goenka – Tỳ Khưu Pháp Thông Dịch

 S.N. Goenka , hay Goenkaji như ông thường được mọi người gọi một cách tôn kính, nổi tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới như một bậc thiền sư. Ông thọ pháp (tiếp nhận kỹ thuật) mà ông hiện đang dạy từ thiền sư Sayagyi U Ba Khin của Miến Điện khoảng thập niệm 50, ngài U Ba Khin thọ pháp từ thiền sư Saya Thet, Saya Thet từ thiền sưLedi Sayadaw, vàLedi Sayadaw từthầy củangài trong một dòng dài các bậc thiền sư xuất phát trực tiếp từ Đức Phật. Công lao giữ gìn kỹ thuật (niệm thọ) của dòng dõi cácvị thiềnsưnàyquamộtgiai đoạnthời giandài lâu như thế quả là một điều kỳ diệu, và là lý do để hàng hậu học được hành theo nó phải tỏ lòng tri ân. Ngày nay, trong một thế giới đang khao khát sự bình yên nội tại, đã có một sự truyền bá rộng rãi kỹ thuật thiền này trong cuộc đời của Goenkaji: vào lúc viết cuốn sách này các khoá thiền đã được tổ chức rộng rãi trên 55 trung tâm thiền chính thức cũng như rất nhiều địa điểm tạm thời khác ở Ấn Độ và trên thế giới, hấp dẫn khoảng 40.000 người hàng năm, một con số người tham dự mỗi năm mỗi tăng thêm.

#phatgiaonguyenthuy

#TyKhuuPhapThongDich

#ducphap

#tinhtam

#theravada

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/tu-niem-xu-giang-giai-thien-su-s-n-goenka-ty-khuu-phap-thong-dich/

Thiền Tâm Từ Nền Tảng Cho Thiền Minh Sát – Sayadaw U Indaka – Tk Pháp Thông Dịch

 

Tâm từ (Mettà) là một nhu cầu cấp thiết của thế giới

ngày nay. Thực vậy, nó là một đòi hỏi to lớn hơn bao giờ hết từ trước đến nay. Như chúng ta biết, thế giới hiện nay đã có đủ vật chất và tiền bạc, chúng ta cũng biết rằng hiện nay có rất nhiều nhà trí thức cấp tiến, các nhà văn, triết gia, tâm lý gia, khoa học gia lỗi lạc. Ngoài ra, chúng ta còn có các nhà hoạt động tôn giáo, các vị đứng đầu về luật pháp, đạo đức và tôn giáo v.v…. Mặc dù, có những con người tài hoa xuất chúng như vậy, nhưng thế gian này vẫn không sao có được một nền hoà bình và hạnh phúc thực sự. Ðiều đó chứng tỏ rằng còn có một cái gì đó chúng ta đang thiếu. Cái chúng ta đang thiếu đó là Mettà (tâm từ).

Mettà là một từ Pàli đã được người ta dịch sang Anh

ngữ là “Love” (tình thương). Khi bạn dùng từ “Love” bạn đã có những ý niệm hoàn toàn khác trong sự giải thích từ này, và dĩ nhiên là bạn có thể muốn nói đến những gì đó khác hơn, bởi vì đó là một từ đã bị sử dụng một cách lỏng lẻo và trong một vài trường hợp nó còn bị lạm dụng hay dùng sai cả ý nghĩa. Chính vì thế khi bạn nói về tình thương (Love), người ta sẽ có một ý niệm khác. Vì vậy chúng ta dùng từ Pàli “Mettà” để nói về lòng từ – không phải là loại tình thương uỷ mị theo xúc cảm, nhục dục và thường tình.

#phatgiaonguyenthuy

#TyKhuuPhapThongDich

#ducphap

#tinhtam

#theravada

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/thien-tam-tu-nen-tang-cho-thien-minh-sat-sayadaw-u-indaka-tk-phap-thong-dich/

Thiền Ngay Bây Giờ – Thiền Sư S.N. Goenka – Tỳ Khưu Pháp Thông Dịch

 Thiền sư G.N.GOENKA có nhiều kinh nghiệm về thiền định tuệ, nhất là trên lãnh vực niệm thọ. Những bài giảng, bài diễn thuyết hay những hướng dẫn thiền của thiền sư đi đôi với thực nghiệm hơn là lý thuyết suông cho nên rất bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về pháp hành định tuệ.

Dĩ nhiên kinh nghiệm hay nhận thức về thiền tùy thuộc vào trình độ thể chứng riêng của mỗi người nên độ sai biệt giữa vị này với vị kia là không thể tránh được. Giống như nhiều người đứng quanh một ngôi nhà, tuỳ vào vị trí mà mỗi người tả ngôi nhà mỗi khác, nếu một người trong số họ biết lắng nghe tất cả mô tả sai khác của những người kia thì sẽ biết được ngôi nhà toàn diện hơn. Cũng vậy, chỉ khi ai đó chấp theo kinh nghiệm và tư kiến riêng của mình, chỉ trích thấy biết của người khác thì chỉ tự hại mình mà không biết rằng chính những kinh nghiệm, những nhận thức sai khác này, thực ra giúp bổ túc cho những phương diện còn thiếu sót của chúng ta rất nhiều.

Trước khi nắm vững cốt lõi của thiền, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ lưỡng những nguyên lý cơ bản nhất về nó, đừng vội hành theo cảm tính hay vì một tham vọng nào đó. Tri kiến đúng sẽ giúp chúng ta đi hơn phân nửa hành trình giác ngộ. Nếu tri kiến sai thì dù có tinh tấn hành bao nhiêu cũng chỉ tiến sâu hơn trên con đường lầm lạc.

Hy vọng tập sách Thiền Ngay Bây Giờ do sư Pháp Thông dịch những bài giảng của thiền sư GOENKA sẽ giúp quí bạn thấy rõ hơn về mặt nhận thức cũng như kinh nghiệm pháp thiền định tuệ trung thực nhất của thiền nguyên thủy Phật giáo.


#phatgiaonguyenthuy

#TyKhuuPhapThongDich

#ducphap

#tinhtam

#theravada

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/thien-ngay-bay-gio-thien-su-s-n-goenka-ty-khuu-phap-thong-dich-2/

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Pháp Thế Gian – Thiền Sư Mahasi Sayadaw – Tỳ Khưu Pháp Thông Dịch

 Pháp Thế Gian (Loka Dhamma) là một bài Kinh rất phổ biến trong Phật Giáo. Bài Kinh này ñã ñược Tôn giả Mahāsi Sayādaw giảng giải và viết lại thành sách bằng tiếng Miến, sau ñó nó ñã ñược dịch và xuất bản sang tiếng Anh. Bản dịch do ông U On Pe (bút danh Tet Toe), một nhà văn và học giả Anh ngữ nổi tiếng, ông cũng là thành viên trong Ban Phiên Dịch của Trung Tâm Mahasī Sāsana Yeiktha.

Tạng Kinh phần lớn bao gồm những bài kinh do chính ðức Phật thuyết vào những dịp thích hợp khác nhau và tạo thành một trong Ba Tạng Kinh ðiển (Tipitaka) của Phật Giáo. Có thể nói Kinh Tạng giống như một bộ sách thuốc vì những bài kinh trong ñó ñược giảng giải hợp theo những cơ hội khác nhau và căn cơ của những người nghe khác nhau.

Trong số những bài Kinh Phật mà ngài Mahāsi Sayādaw thuyết giảng, một số bài ñã ñược dịch sang tiếng Anh ñặc biệt cho những người quan tâm ñến triết học Phật giáo. Việc chọn dịch này ñược thực hiện bởi Ban Phiên Dịch của tổ chức Buddha Sāsanā Nuggaha với sự chấp thuận cuối cùng của Ngài Mahāsi Sayādaw. Cũng có một số bài Kinh khác ñược dịch sang tiếng Anh và ñang trong tiến trình xuất bản.


#phatgiaonguyenthuy

#Thiensu

#ducphap

#tinhtam

#theravada

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/phap-the-gian-thien-su-mahasi-sayadaw-ty-khuu-phap-thong-dich/

Giải Về Cõi Trời – Tỳ Khưu Giới Nghiêm

 “Biên soạn tập sách: “Giải về Cõi Trời” này, tuy chưa đầy đủ lắm, song cũng có thể là chút ít tư liệu cho những ai muốn tìm hiểu về Cõi Trời một cách đúng đắn và chính xác hơn. Dường như trước đây ai cũng hiểu khái quát, rằng là Cõi Trời là nơi đẹp lắm, tuyệt mỹ lắm, kỳ thú lắm, hạnh phúc và an lạc lắm! Thế thôi! có người lại hiểu lầm, cứ đinh minh Cõi Trời chỉ có 1 ông, một vị thần hay một vị thượng đế nào đó; và mọi quyền tài phán, định đoạt vận mệnh vui khổ, hèn sang, phước tội của con người đều ở trong tay ông ta cả.” TỲ KHƯU GIỚI NGHIÊM THITASĪLO

Một trong những chương trình hoạt động của Ban Phật giáo Nam tông Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, là sưu tập và xuất bản lại những tác phẩm, dịch phẩm của chư vị Trưởng lão tiền bối có công khai sơn Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam như Ngài Hộ Tông, Ngài Bửu Chơn, Ngài Giới Nghiêm, Ngài Tịnh Sự, Pháp sư Thong Kham v.v…

Có một số kinh sách đã được chính thức xuất bản trước năm 1975, nhưng vì thời đó phương tiện in ấn còn thô sơ nên có nhiều sai sót. Một số khác còn là bản thảo, hoặc chỉ mới quay roneo, in lụa để kịp thời phát hành nội bộ trong các dịp lễ, chưa có ý định nhuận sắc để xuất bản. Vì vậy Ban Phật giáo Nam Tông cần phải tu thư và nhuận sắc lại trước khi xin xuất bản.

Riêng về các dịch phẩm của Ngài Giới Nghiêm, Thượng tọa Giới Đức đã tự nguyện dành nhiều thời gian và công sức để nhuận sắc cuốn Mi Tiên Vấn Đáp và Giải Về Cõi Trời. Bản thân tôi cũng đã nhuận sắc cuốn Tứ Niệm Xứ và Giải Về Bạn. May mắn thay lúc còn sanh tiền, Ngài thường giao cho chúng tôi nhuận sắc hầu hết những tác phẩm của Ngài. Nhờ được sống nhiều năm gần gũi bên Ngài nên chúng tôi dễ dàng thưa hỏi lại những đoạn văn khó hiểu, những ngôn từ trong cách dụng ngữ riêng của Ngài nên chúng tôi đã làm quen được với cốt cách, ý tứ và văn phong trong các tác phẩm của Ngài. DO đó, bây giờ chúng tôi mới dám tự nguyện thực hiện công việc khó khăn này, sợ rằng người khác khó có thể nắm bắt được những chỗ khúc mắc về căn ngôn, ngữ nghĩa trong các bản thảo này.

Vì việc làm khó khăn như vậy, chúng tôi chân thành mong được sự cộng tác và góp ý của chư Tăng, Tu nữ, và Phật tử để cho chương trình giới thiệu lại các tác phẩm của chư Tôn đức tiền bối được hoàn chỉnh và hiệu quả hơn.


#phatgiaonguyenthuy
#Thiensu
#ducphap
#tinhtam
#theravada
Theo nguồn: https://theravada.vn/book/giai-ve-coi-troi-ty-khuu-gioi-nghiem/

TẠNG KINH – TIỂU BỘ – MILINDA VẤN ĐẠO – NGÀI INDACANDA DỊCH

  Vị vua ấy tên là Milinda ở kinh thành Sāgalā đã đi đến gặp Nāgasena, ví như dòng sông Gaṅgā đi đến với biển cả.  Sau khi đi đến gần vị có ...