Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Vấn Đáp Thiền Sư Pa Auk – Tỳ Khưu Pháp Thông Dịch Việt

 Vấn Đáp Thiền Sư Pa Auk – Tỳ Khưu Pháp Thông Dịch Việt

– Câu Hỏi 120 (Ariyadhamma Mahathera): Chúng ta khắc phục năm triền cái như thế nào?

Trả Lời Câu Hỏi 120: Trong lúc hành thiền, chúng ta phải luôn giữ chánh niệm, tập trung trên đề mục thiền của chúng ta. Như vậy chúng ta sẽ dần dần vượt qua được năm triền cái. Chẳng hạn như khi chúng ta hành niệm hơi thở (ānāpānasati), nếu chúng ta giữ cho niệm của chúng ta tập trung trên hơi thở, sức tập trung của chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ. Khi năm thiền chi (tầm, tứ, hỷ, lạc và định) xuất hiện, lúc đó chúng ta có thể khắc phục được năm triền cái.

Trong các bản kinh, Đức Phật cũng đề cập đến những phương pháp khác để vượt qua năm triền cái. Chẳng hạn, nhờ quán tử thi, chúng ta có thể khắc phục được dục tham triền cái; nhờ hành tâm từ chúng ta có thể khắc phục được sân triền cái; nhờ quán tưởng ánh sáng, chúng ta có thể vượt qua được hôn trầm và thuỵ miên triền cái. Bất cứ chúng ta hành phương pháp gì, chúng ta cũng nên tập trung tốt vào đề mục thiền của chúng ta, đặc biệt là niệm hơi thở. Lúc dó chúng ta có thể vượt qua được trạo cử và hối hận triền cái. Tuỳ niệm ân đức Phật có thể giúp chúng ta vượt qua được hoài nghi triền cái.

– Câu Hỏi 121: Trong lúc chúng ta đang ở trong định sâu, liệu có thể có bất kỳ tư duy linh tinh nào hay ý nghĩ đường đột nào xen vào không?

Trả Lời Câu Hỏi 121: Trong an chỉ định, hay trong bậc thiền (Jhāna) không thể có bất kỳ tư duy linh tinh hay ý nghĩ đường đột nào, bởi vì lúc đó hành giả chỉ tập trung vào tợ tướng (nimitta) của mình mà thôi. Nếu trong thời gian hành giả đang tập trung vào nimitta của mình mà có bất kỳ ý nghĩ đường đột nào xuất hiện, điều đó có nghĩa là hành giả đã xuất khỏi thiền, hành giả không còn ở trong thiền chứng ấy nữa. Lấy niệm hơi thở làm ví dụ, nếu một người hành thiền muốn nhập thiền, họ phải tập trung toàn triệt vào tợ tướng hơi thở (ānāpāna paṭibhāga nimitta) và phải bị thu hút hoàn toàn vào paṭibhāga nimitta. Ngoài tợ tướng —paṭibhāga nimitta ra, nếu không có ý nghĩ nào khác, thì người ấy kể như đã tập trung vào tợ tướng một trăm phần trăm. Song nếu vào lúc đó, có bất kỳ ý nghĩ linh tinh hay ý nghĩ đường đột nào khởi lên, thì có nghĩa rằng người hành thiền đã xuất khỏi thiền và không còn ở trong bậc thiền nữa.

Theo nguồn: https://theravada.vn/book/van-dap-thien-su-pa-auk-ty-khuu-phap-thong-dich-viet/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TẠNG KINH – TIỂU BỘ – MILINDA VẤN ĐẠO – NGÀI INDACANDA DỊCH

  Vị vua ấy tên là Milinda ở kinh thành Sāgalā đã đi đến gặp Nāgasena, ví như dòng sông Gaṅgā đi đến với biển cả.  Sau khi đi đến gần vị có ...